Thứ hai 23/12/2024 17:11

Thúc đẩy chuyển đổi số, mở rộng đầu ra cho sản phẩm Đắk Nông

Sở Công Thương Đắk Nông đã và đang phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện mạnh mẽ hoạt động chuyển đổi số để đa dạng đầu ra cho nông sản địa phương.

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Nông về chuyển đổi số, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đắk Nông sẽ chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện, để đến năm 2030, trở thành tỉnh trung bình khá của cả nước về chuyển đổi số.

Mục tiêu đến năm 2030 Đắk Nông còn hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân; tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ.

Đắk Nông cũng sẽ phấn đấu từ năm 2025 chuyển đổi số cơ bản tại các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh, xây dựng chính quyền số, doanh nghiệp số và xã hội số góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, an toàn và hiện đại, chỉ số chuyển đổi số đạt nhóm trung bình của cả nước.

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số giúp đa dạng đầu ra cho nông sản Đắk Nông

Đắk Nông còn đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp để triển khai thực hiện như: chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh; phát triển kinh tế số; phát triển xã hội số và 11 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.

Nhanh chóng triển khai mục tiêu này trong lĩnh vực Công Thương, thời gian qua, Sở Công Thương Đắk Nông đã phối hợp với các doanh nghiệp tích cực triển khai các giải pháp chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, sản xuất kinh doanh.

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2022 và kế hoạch khung, giai đoạn 2022-2025 đã kịp thời được UBND tỉnh Đắk Nông ban hành.

Đề án sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cơ sở hình thành hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 50% doanh nghiệp của tỉnh được cấp tài khoản trên hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 20% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin. Tỉnh Đắk Nông sẽ xây dựng, hoàn thành cơ sở dữ liệu để phục vụ xúc tiến thương mại, kết nối có hiệu quả với hệ sinh thái xúc tiến thương mại số. Do đó, Sở Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trên nền tảng số, các hội nghị, hội thảo trực tuyến; đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.

Về phía các doanh nghiệp, Công ty TNHH Thái Thịnh, ở huyện Đắk Song chủ yếu sản xuất chanh dây, sầu riêng phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Trong 2 năm qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên mọi hoạt động giao dịch của công ty hầu như bị hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các đối tác. Từ đó, công ty đã chủ động xúc tiến thương mại trên không gian mạng.

Từ khi thực hiện việc chuyển đổi số đơn vị đã thu được nhiều lợi ích. Cụ thể, doanh nghiệp đã được tiếp cận tối đa các khách hàng tiềm năng trong cùng một khoảng thời gian. Về phía lãnh đạo thì đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống báo cáo được tổng hợp tự động theo thời gian. Qua đó, doanh nghiệp đã cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản