Chủ nhật 22/12/2024 14:22

Thừa Thiên Huế: Vẫn gặp khó khi bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt, xây dựng hạ tầng nhiều cụm công nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc bố trí cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp vẫn còn gặp khó.

Tại phiên chất vấn, kỳ họp thứ tám, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026, đại biểu Dương Thị Thu Truyền chất vấn về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND ngày 25/01/2022 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy định một số chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh trả lời chất vấn (Ảnh: L.T)

Liên quan đến vấn đề này, trả lời chất vấn ông Nguyễn Thanh – Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, triển khai Nghị quyết 02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện; công bố thủ tục hành chính, phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ di dời; ban hành Kế hoạch số 321/KH-UBND ngày 30/8/2022 về hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Để có mặt bằng sản xuất phục vụ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; phê duyệt bổ sung các cụm công nghiệp: Điền Lộc 2, Phú Diên, Thủy Phương vào Quy hoạch tổng thể tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi Quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt; Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 9/01/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, và đã phê duyệt thành lập các cụm công nghiệp Bình Thành (quy mô 32 ha), Điền Lộc 2 (quy mô 20,82 ha), điều chỉnh thành lập cụm công nghiệp Điền Lộc (quy mô 27,6 ha) từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Theo Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, mặc dù vậy, hiện nay do các cụm công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên chưa có mặt bằng để bố trí các cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp. Đối với các cụm công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực cấp huyện làm chủ đầu tư, do chưa thực hiện đúng chức năng đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, trong khi đó theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, thì không có quy định cho các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp thuê đất trực tiếp của nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện chính sách di dời chưa đảm bảo theo yêu cầu, tiến độ đề ra do không có mặt bằng để bố trí cho các cơ sở sản xuất di dời vào cụm công nghiệp.

Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế lý giải, Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ 01/8/2024) có quy định: “Trường hợp cụm công nghiệp được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành do đơn vị sự nghiệp công lập, UBND cấp huyện, UBND cấp xã làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì thẩm quyền cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 123 của Luật này.”

Do đó, đối với các cụm công nghiệp do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực cấp huyện làm chủ đầu tư trước ngày có hiệu lực của Luật đất đai năm 2024 (gồm các cụm công nghiệp: Thủy Phương, Tứ Hạ, Hương Hòa, Vinh Hưng), các dự án sản xuất kinh doanh đầu tư vào các cụm công nghiệp này sẽ được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 123 của Luật Đất đai năm 2024.

Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh đề nghị: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02, các huyện, thị xã, TP. Huế cần có hướng dẫn các cơ sở sản xuất xây dựng phương án di dời, thực hiện di dời vào cụm công nghiệp và xây dựng kinh phí hỗ trợ trong năm 2025 theo quy định; tiếp tục quan tâm bố trí ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, chú trọng đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp đảm bảo theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Trong đó, khẩn trương xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường để có đủ điều kiện phục vụ di dời các cơ sở sản xuất vào cụm công nghiệp. Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp (Bình Thành, Điền Lộc, Điền Lộc 2); quan tâm, hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc để các dự án này sớm đi vào hoạt động”.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công