Thứ ba 24/12/2024 07:33

Thừa Thiên Huế: Sắp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh đến năm 2050

Vừa qua, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, khoá VII, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức đặc biệt đối với quá trình phát triển của địa phương. Dự kiến bản Quy hoạch tỉnh này sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt trong thời gian tới.

Theo nội dung Quy hoạch tỉnh, đến năm 2050 khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô và các vùng phụ cận sẽ trở thành thành phố Chân Mây

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết 26 với mục tiêu xuyên sốt trong quá trình chỉ đạo và thực hiện, đó là về việc xây dựng tỉnh trở thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ định hướng của Nghị quyết 54, tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng đề án Quy hoạch tỉnh. Nội dung bản quy hoạch cho thấy, Thừa Thiên Huế phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn - thiên nhiên, thúc đẩy liên kết vùng; được trải rộng và gắn với các công trình văn hóa di sản như: Làng Cổ Phước Tích, Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, núi Bạch Mã, Hải Vân Quan,... Do đó, mô hình đô thị trực thuộc Trung ương được xác định là tập hợp đô thị di sản văn hóa và cảnh quan, trong đó đô thị Huế (quận phía Bắc, quận phía Nam) là đô thị hạt nhân và các đô thị: Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền, Chân Mây,… có vai trò hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và các di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.

Thừa Thiên Huế đề xuất mô hình thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương đến năm 2025 với 9 đơn vị hành chính gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. Đến năm 2030, Thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính gồm 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện; trong đó, đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và phần mở rộng đến thị trấn Phú Lộc, các xã ven biển huyện Phú Lộc) đạt tiêu chí đô thị loại III.

Và tầm nhìn năm 2050 Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương với 10 đơn vị hành chính gồm: 4 quận; thành phố Chân Mây; 3 thị xã; 2 huyện; tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị mới, động lực phát triển kinh tế - xã hội sau 2030. Đồng thời, mô hình đô thị định hướng gắn với việc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Hiện nay, trong lộ trình phát triển, quy mô kinh tế qua các có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, nếu như năm 2020, quy mô đạt 55.000 tỉ đồng thì năm 2022 đạt 66.400 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng 8,56% (cả nước 8,02%).

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, để sớm đạt mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đã tập trung xây dựng các chương trình, đề án, ưu tiên đầu tư cho mạng lưới hạ tầng quy mô lớn mang tính liên huyện, liên tỉnh, kết nối các hành lang kinh tế, mạng lưới giao thông vùng, khu vực, quốc tế. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát huy lợi thế đô thị ven biển; gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước.

Trên cơ sở báo cáo thẩm định Hội đồng thẩm định Quốc gia, những tiềm năng, thế mạnh, các khâu đột phá, phương hướng phát triển, không gian phát triển,.. sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gia sớm nhất, nhằm hướng đến mục tiêu tổng quát là xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển