Thứ sáu 22/11/2024 09:31

Thừa Thiên Huế: Sản phẩm nào được công nhận là sản phẩm chủ lực?

Các sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc các nhóm ẩm thực, thuỷ hải sản, nông sản chăn nuôi, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…

UBND tỉnh Thừa Thiên Huếvừa ban hành quyết định, công bố 28 sản phẩm chủ lựccủa tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc nhóm đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (không bao gồm các sản phẩm của các ngành công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn) giai đoạn 2022-2025 và các giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng

Theo đó, 28 sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025 bao gồm: Nhóm sản phẩm ẩm thực: Bún bò Huế; cơm hến; các loại bánh bèo - nậm - lọc, các loại chè (thành phố Huế, thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền); Mè xửng (thành phố Huế); nem, chả, tré (thành phố Huế và huyện Quảng Điền).

Nhóm thủy, hải sản vùng đầm phá: Cá vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền), tôm (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) (các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang).

Nhóm các sản phẩm chế biến: Tôm chua (thành phố Huế, các huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phú Lộc); nước mắm, ruốc, mắm các loại (thành phố Huế, các huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phú Lộc); nước ớt, ớt bột, tương ớt (huyện Phú Vang, Quảng Điền).

Nhóm sản phẩm nông sản, chăn nuôi: Bưởi Thanh trà (Thanh Trà, Huế) (thành phố Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, huyện Phong Điền), lúa, gạo chất lượng cao (thị xã Hương Thủy, Hương Trà; các huyện Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc); rau má tươi, trà rau má và các sản phẩm chế biến từ rau má (huyện Quảng Điền); sen Huế và các sản phẩm từ sen (thành phố Huế, các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang); bò, thịt bò (các huyện A Lưới, Phong Điền); cam (các huyện Nam Đông, Phong Điền); nấm rơm và các loại nấm trồng khác (các huyện Phú Vang, Quảng Điền); lạc (Đậu phụng) và các sản phẩm chế biến từ lạc (các huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà); cây vả và các sản phẩm chế biến từ vả (huyện Phú Lộc).

Nhóm sản phẩm lâm nghiệp: Mũ cốm cao su (huyện Nam Đông); gỗ rừng trồng (các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền).

Nhóm sản phẩm dược liệu: Tinh dầu tràm, tinh dầu sả, bạc hà, gừng và các loại tinh dầu từ dược liệu (thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền).

Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề: Áo dài Huế (thành phố Huế và các địa phương); vải Dèng (huyện A Lưới); mây tre đan (huyện Quảng Điền); mộc mỹ nghệ (thành phố Huế, các huyện Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền); đúc đồng (thành phố Huế); hương trầm (thị xã Hương Thủy, thành phố Huế).

Nhóm du lịch, dịch vụ, cây cảnh: Du lịch đầm phá (các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền); mai vàng Huế (hoàng mai Huế) (các huyện, thị xã và thành phố Huế).

Đồng thời, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, lồng ghép các nguồn kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực gắn với chuỗi giá trị trên.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân