Thứ năm 15/05/2025 04:21

Thừa Thiên Huế: Phê duyệt thêm 2 khu công nghiệp rộng 400 ha

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt đồ án “Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp số 2, số 3 tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô” với diện tích hơn 400 ha.

Ngày 19/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua đã ban hành Nghị quyết phê duyệt Đồ án “Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp số 02, số 03 tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô”, thuộc huyện Phú Lộc.

Chế biến dăm gỗ tại khu công nghiệp Cảng Chân Mây, huyện Phú lộc, Thừa Thiên Huế

Theo đó, hai khu công nghiệpnày thuộc địa bàn xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; phía Đông giáp khu đất cây xanh sinh thái, núi Phú Gia, phía Tây giáp khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, phía Nam giáp Quốc lộ 1A, phía Bắc giáp khu phi thuế quan và khu cây xanh; quy mô diện tích khoảng 409,5 ha; quy mô lao động 15.000 - 17.000 lao động.

Theo Tờ trình của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trình HĐND tỉnh, hai khu công nghiệp này có tính chất là khu công nghiệp tập trung, đa ngành, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng, điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ... và các dịch vụ hậu cảng phục vụ cảng Chân Mây, phù hợp không gian kiến trúc cảnh quan khu vực lân cận, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc phê duyệt hai khu công nghiệp này nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện Phú Lộc về đầu tư phát triển tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đồng thời, tạo sự đồng bộ, khớp nối với các khu vực đã được triển khai lập quy hoạch đáp ứng các yêu cầu về phát triển khu công nghiệp tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; nâng cao hiệu quả năng lực và khai thác tối đa việc sử dụng quỹ đất; thiết lập khu vực sản xuất tập trung gắn với bảo vệ môi trường, hài hòa với kiến trúc cảnh quan, các khu chức năng lân cận; tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tạo việc làm, khai thác tiềm năng và tăng trưởng kinh tế…

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh khu phi thuế quan Chân Mây, trong đó có một số nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống cây xanh cách ly theo quy hoạch tại các khu đất tiếp giáp đường nối Quốc lộ 1A ra cảng Chân Mây và đường giữa KCN số 2 và số 3 được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2021 với tổng kinh phí 59,279 tỷ đồng.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương