Thứ ba 26/11/2024 00:09

Thừa Thiên Huế: Phạt hơn 500 triệu đồng doanh nghiệp khai thác khoáng sản sai phép

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định xử phạt công ty khai thác khoáng sản sai phép trên địa bàn với số tiền hơn 500 triệu đồng.

Ngày 23/10, thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1/5 (trụ sở chính tại Km 23, Quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Khu vực Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 khai thác khoáng sản sai phép bị cơ quan chức năng Thừa Thiên Huế xử phạt

Theo đó, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 có các hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai trong hoạt động khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp khu vực Phường Hóp (xã Phong An, huyện Phong Điền) là chiếm đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích chiếm từ 1 ha trở lên (87.806m2). Với hành vi trên, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 bị phạt hành chính số tiền 210.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền là 291.000.000 đồng. Tổng số tiền phạt và khắc phục hậu quả là 501.641.357 đồng.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế đang thực hiện các thủ tục, tham mưu cho UBND tỉnh để thu hồi giấy phép và chấp dứt hoạt động khai thác khoáng sản là đất làm vật liệu san lấp thông thường tại khu vực Phường Hóp (xã Phong An) kể trên.

Trước đó, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp bằng phương pháp lộ thiên tại khu vực Phường Hóp (xã Phong An, huyện Phong Điền) để phục vụ cho Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn; Dự án mở rộng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài; Dự án Chương trình phát triển các Đô thị loại II (Đô thị xanh) và các dự án khác có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước tại Thừa Thiên Huế theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 63/GP-UBND ngày 3/11/2022. Diện tích khai thác trong giấy phép là 8,93 ha và thời hạn khai thác là 2 năm (kể từ ngày ký) với trữ lượng địa chất thể tự nhiên được phê duyệt là 1.160.742 m3. Công suất khai thác năm thứ nhất là 550.000 m3/năm và năm thứ hai là 547.531 m3/năm.

Theo quy định, trước khi thực hiện khai thác, phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra tại thực địa, xác định toạ độ, mặt bằng khai thác và cắm mốc giới phạm vi khai thác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, mặc dù chưa hoàn thành các thủ tục, thuê đất song Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 tự ý thực hiện khai thác tại khu vực mỏ đất tại thôn Phường Hóp.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu