Thứ bảy 23/11/2024 09:30

Thừa Thiên Huế: Người dân nô nức xem hội vật làng Sình đầu xuân

Ngày 19/2, (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế diễn ra lễ hội làng Sình, thu hút đông đảo người dân tham dự.

Từ sáng sớm, từ các ngã đường, hàng trăm người dân đổ về làng Lại Ân, xã Phú Mậu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế để tham gia lễ hội vật truyền thống làng Sình.

Rất đông người dân tham gia lễ hội vật làng Sình đầu xuân

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam; hướng đến kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Vật làng Sình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng mười tháng Giêng Âm lịch. Theo sử sách đây là địa điểm để xây dựng những trại đóng tàu thuyền, trường huấn luyện thuỷ quân, bộ binh tinh nhuệ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn Tổ quốc và đã chọn lọc những môn vật võ từ mọi miền đất nước để làm nét riêng cho làng Sình.

Hội vật truyền thống làng Sình được tổ chức nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương và dân tộc, khơi dậy nét văn hoá truyền thống đặc trưng của Thừa Thiên Huế nói chung, của làng Sình thuộc xã Phú Mậu nói riêng.

Nhiều thế vật đẹp mắt của các đô vật; người thắng phải làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng"

Đối tượng tham gia là tất cả các vận động viên thanh, thiếu niên có sức khoẻ, có phong cách đạo đức tốt. Tuy nhiên, các vận động viên thuộc cấp kiện tướng cấp 1, những đô vật đạt huy chương ở các giải thi đấu của cấp quốc gia trở lên thì không được tham gia thi đấu. Có hai giải đấu: giải thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi và giải thanh niên từ 16 tuổi trở lên nhưng không quá 40 tuổi. Thể thức thi đấu, thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Đô vật thắng tuyệt đối khi đối phương ngã ngửa lấm lưng, trắng bụng.

Ông Trần Như Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mậu, Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội truyền thống vật làng Sình cho biết, hội vật làng Sình một trong những sân chơi thể thao truyền thống lâu đời, lành mạnh đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, để mừng Đảng, mừng Xuân và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Góp phần thi đua sôi nổi, động viên cán bộ và nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố nền quốc phòng an ninh. Đồng thời, tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc nói chung, truyền thống đặc trưng của lễ hội vật làng Sình của xã Phú Mậu, thành phố Huế nói riêng.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer