Thứ hai 25/11/2024 02:12

Thừa Thiên Huế nâng cao chất lượng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế xây dựng nhiều giải pháp nhằm ổn định “phong độ”, nâng cao hơn nữa chất lượng bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu tại địa phương.

Theo báo cáo từ Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, giai đoạn từ năm 2012 - 2021, địa phương đã tổ chức 10 kỳ bình chọn cấp huyện và tỉnh với 702 sản phẩm đạt và được cấp giấy chứng nhận. Địa phương cũng đã tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp khu vực và cấp quốc gia với 63 sản phẩm đạt và được cấp giấy chứng nhận.

Song song với công tác bình chọn, Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ, phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu. Cụ thể, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành ban hành Chương trình khuyến công giai đoạn 2016 - 2020, 2021 - 2025 trong đó có các nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu. Hàng năm ban hành Kế hoạch khuyến công địa phương, trong đó ưu tiên hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công đối với sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp.

Thừa Thiên Huế nâng cao chất lượng bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu. Ảnh (Diệu Thu)

Trên cơ sở những chính sách đó, giai đoạn 2012 - 2021 nhiều cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ, phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, như: Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực; quảng bá, giới thiệu sản phẩm…

Thông qua nguồn vốn Chương trình xúc tiến thương mại, địa phương cũng đã hỗ trợ nhiều lượt cơ sở có sản phẩm đạt bình chọn các cấp: Tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại; kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm; đưa hàng Việt về nông thôn; tập huấn, hội thảo liên quan đến kỹ năng xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường…

Đánh giá toàn diện về công tác bình chọn của địa phương giai đoạn vừa qua, lãnh đạo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho rằng: Về công tác tổ chức, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện gắn liền với tiến độ từng nội dung công việc và có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; đảm bảo đúng nguyên tắc tổ chức và tham gia bình chọn theo quy định của Bộ Công Thương và UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai công tác bình chọn, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan nên một số vướng mắc, khó khăn đã được tháo gỡ kịp thời.

Về sản phẩm, sản phẩm CNNT tiêu biểu ngày càng được quan tâm đầu tư về mẫu mã, công nghệ thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu; xuất hiện nhiều sản phẩm mới; sản phẩm thể hiện khá rõ về tính hàng hóa, thị trường, khả năng ứng dụng các máy móc thiết bị tiên tiến, khả năng sản xuất hàng loạt, sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên vật liệu của địa phương, trong đó một số sản phẩm đã đảm bảo thân thiện với môi trường.

Nhiều sản phẩm đã được công nhận các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với nhóm thực phẩm); được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc được các cấp khen thưởng. Bên cạnh đó một số sản phẩm cũng mang được tính nghệ thuật và bản sắc văn hóa Huế như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đặc sản.

Để tiếp tục duy trì ổn định và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã xây dựng một số giải pháp.

Trong đó, chú trọng quảng bá, giới thiệu thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp lên hệ thống website của các sở ngành, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng… Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chương trình khuyến công, trong đó có công tác bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu để có ngay dữ liệu phục vụ quảng bá, giới thiệu với nhà phân phối khi cần.

Lồng ghép các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu theo các chương trình, đề án: Khuyến công, xúc tiến thương mại, phát triển CNNT, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm chủ lực, phát triển tài sản trí tuệ… Các sản phẩm CNNT tiêu biểu sau bình chọn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư ứng dụng thiết bị máy móc tiên tiến, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm…

Đặc biệt, xác định công tác bình chọn cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng, là tiền đề để công tác bình chọn cấp tỉnh đạt kết quả cao, từ đó tham gia cấp bình chọn cao hơn. Vì vậy, Sở Công Thương sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng, triển khai sớm kế hoạch bình chọn ngay sau khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch bình chọn chung của tỉnh.

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới