Thừa Thiên Huế: Độc đáo tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Festival Huế 2024 và lễ hội sân khấu hóa tái hiện Lễ Ban sóc (phát lịch) triều Nguyễn.
Quy hoạch Thừa Thiên Huế có gì đặc biệt? Chùm ảnh: Thừa Thiên Huế - Sôi động chương trình Countdown đón năm mới 2024 Thừa Thiên Huế: Đón 200 du khách “xông đất” bằng đường hàng không

Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại nội Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố chươngtrình Festival Huế 2024 và lễ hội sân khấu hóa tái hiện Lễ Ban sóc (phát lịch) triều Nguyễn.

Lễ Ban sóc triều Nguyễn được dàn dựng theo hình thức sân khấu hóa với mục tiêu giới thiệu những giá trị văn hóa lễ hội gắn liền với di sản, tạo nên không khí vui tươi, có ý nghĩa trong dịp năm mới...

Thừa Thiên Huế: Độc đáo tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn
Tái hiện lễ Ban sóc tại Đại nội Huế

Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người lại có ý nghĩa đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.

Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng Cung để cho Hoàng gia dùng; lịch được phát cho các quan ở Kinh Thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.

Lễ Ban Sóc vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên, lễ Ban Sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Festival Huế 2024 có chủ đề "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển" sẽ tổ chức các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm, mở đầu bằng Lễ hội sân khấu hóa tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn (ngày 1/1/2024) và kết thúc bằng Chương trình Countdown (ngày 31/12/2024) với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 7-12/6/2024".

Trong đó, Lễ hội Mùa Xuân trải dài 3 tháng đầu năm, bao gồm các lễ hội mang tính chất tái hiện nghi lễ cung đình, lễ hội dân gian truyền thống đặc thù Tết Huế xưa, phong tục đón Tết, những không gian văn hóa Tết truyền thống, các hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân của Kinh đô xưa kết hợp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế.

Từ tháng 4 đến tháng 6 là Lễ hội mùa Hạ, lấy Tuần lễ Festival Huế 2024 làm điểm nhấn. Đây là tuần lễ cao điểm hội tụ nhiều đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với các không gian di sản được phục hồi, điển hình như điện Kiến Trung sẽ được tương tác với các chương trình nghệ thuật, kỳ vọng sẽ đưa đến cho công chúng những trải nghiệm mới lạ về Festival Huế.

Từ tháng 7 đến tháng 9 là Lễ hội mùa Thu với điểm nhấn là các hoạt động vui Tết Trung thu, Hội đèn lồng quốc tế Huế 2024 kết hợp với các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân, cùng các chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Từ tháng 10, Lễ hội mùa Đông sẽ tổ chức các chương trình mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, âm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế.

“Festival Huế 2024 có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Thừa Thiên Huế phấn đấu sớm hoàn thiện mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố độ và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đây cũng là cơ hội để các di sản văn hóa Huế được tập trung quảng bá giá trị, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mà hạt nhân là các di sản thế giới ở Cố đô. Với mục tiêu về bảo tồn giá trị truyền thống, việc lựa chọn, nghiên cứu và tổ chức phục hồi các di sản kiến trúc cung đình, việc tái hiện một số lễ hội gắn với các di sản kiến trúc ở Huế nhiều năm qua ghi đậm dấu ấn qua các kỳ Festival Huế đã có thể nhiều tác động tích cực đối với phát triển văn hóa, du lịch ở địa phương”, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Lịch biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu bảo vệ di sản văn hóa

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại bảo hiểm xã hội 7 địa phương

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Xem thêm