Thứ ba 24/12/2024 01:33

Thừa Thiên Huế: Chính quyền luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi đi kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp tại KCN Phong Điền.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan vừa có chuyến kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp chủ lực tại KCN Phong Điền, huyện Phong Điền.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện các Sở, ngành liên quan tại KCN Phong Điền

Kiểm tra tại Công ty Scavi Huế, đại diện Công ty Scavi Huế cho biết, năm 2022, doanh thu của doanh nghiệp đạt gần 190 triệu đô la Mỹ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường ngành dệt may thế giới nhiều biến động nhưng Công ty cũng đã hoàn thành kế hoạch sản xuất. Quan trọng hơn, năm mới 2023 Công ty Scavi Huế cũng đã có đơn hàng của các đối tác ở thị trường truyền thống và mở thêm nhiều khách hàng mới.

Hiện nay Công ty Scavi Huế có hơn 6.300 lao động với thu nhập bình quân hiện nay 6,2 triệu đồng/tháng cũng như đảm bảo các phúc lợi xã hội khác. Theo kế hoạch, tháng 5/2023, Công ty Scavi Huế sẽ khởi công xây dựng mới nhà máy số 2 (do bị hoả hoạn trước đây) và tuyển dụng thêm 1.000 lao động mới, địa điểm xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Tứ Hạ với khoảng 700 lao động, đại diện lãnh đạo Công ty Scavi Huế thông tin.

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của Công ty Scavi Huế cũng như thực hiện các hoạt động chăm lo an sinh xã hội, trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.

“Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ luôn đồng hành hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty trong quá trình phát triển. Đồng thời, yêu cầu các sở, ngành liên quan tập trung hỗ trợ Công ty sớm khởi công xây dựng nhà máy số 2 tại khu công nghiệp Tứ Hạ. Cùng với đó xem xét, nghiên cứu ý tưởng đầu tư khu công nghiệp xanh của Công ty để kêu gọi các chủ hàng, bạn hàng, đối tác của tập đoàn Scavi tham gia để hình thành trung tâm công nghiệp dệt may Phong Điền”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định.

Tại công ty Phenikaa Huế, báo cáo với chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Công ty cho biết, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh tại Khu công nghiệp Phong Điền từ năm 2019 đến nay. Qua quá trình đó, Công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả với mức tăng trưởng doanh thu tăng theo từng năm. Năm 2022, doanh thu của doanh nghiệp đạt hơn 473 tỷ đồng.

Đây là doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu cristobalite có sản lượng đứng thứ hai thế giới. Năm 2023 Công ty tiếp tục mở rộng dự án chế biến cát silic ít sắt chất lượng cao và khai thác mỏ cát tại xãPhong Chương. Các thủ tục hồ sơ đang được tiến hành và mong muốn sự hỗ trợ của tỉnh Thừa Thiên Huế để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tăng nguồn đóng góp cho ngân sách và tạo thêm việc làm cho địa phương, đảm bảo an sinh xã hội. Công ty kiến nghị tỉnh quan tâm và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực như: giao thông, chiếu sáng, thoát nước…

Kiểm tra tại trạm xử lý nước thải KCN Phong Đièn - Viglacera

Qua làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao sự nỗ lực của các Công ty trong quá trình triển khai thực hiện dự án thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Công ty Phenikaa Huế tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng để sớm đưa nhà máy vào vận hành trong năm 2023. Đồng thời khẳng định, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thủ tục cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đi kiểm tra trạm xử lý nước thải KCN Phong Điền - Viglacera. Trạm có hệ thống xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày/đêm và có thể nâng công suất lên 8.000 m3/ngày, đêm.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển