Thứ hai 18/11/2024 03:14

Thủ tướng gửi Thư chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.
Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022 sẽ diễn ra trong 3 ngày: 14,15,16 tháng 4

Thư chúc Tết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có nội dung như sau:

Thân ái gửi: Đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm thiêng liêng, đất trời giao hòa chuyển giao sang năm mới, sang mùa nước về, mùa cày cấy, mùa lao động... hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.

Năm 2021 vừa đi qua có ý nghĩa đặc biệt với nhiều sự kiện quan trọng, nhưng cũng là năm đất nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân và mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, toàn diện của Đảng; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ, đồng tình, tham gia tích cực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã khắc phục khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Vượt qua nghịch cảnh do dịch bệnh, chúng ta đã chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội. Kinh tế vĩ mô ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì; chính sách về an sinh xã hội được chú trọng thực hiện; trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng, an ninh được củng cố; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc được quan tâm thực hiện, đạt nhiều kết quả thiết thực; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt, triển khai. Những thành tựu chung nêu trên là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer.

Năm 2022 là năm bản lề quan trọng thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là năm đầu thực hiện 2 chính sách lớn về công tác dân tộc, mở ra nhiều thời cơ, vận hội mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động và dịch COVID-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp. Tục ngữ Khmer có câu: "Thành công nhờ nỗ lực". Tôi mong muốn và tin tưởng rằng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí vươn lên từ bàn tay, khối óc, trên nền tảng văn hóa, bản sắc và truyền thống yêu nước để cùng các cấp, các ngành quyết tâm vượt mọi khó khăn, thách thức, không lơ là, chủ quan với dịch bệnh, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Xin chúc đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022 vui tươi, an lành và hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống