Chủ nhật 29/12/2024 18:28
Sản xuất thực phẩm chức năng từ vi tảo biển:

Thử nghiệm thành công

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây trong xây dựng tập đoàn giống vi tảo biển dị dưỡng và sàng lọc các chủng tiềm năng cho sản xuất Omega-3 PUFAs của phòng công nghệ tảo, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công dòng sản phẩm chức năng giàu DHA, EPA, DPA từ chủng vi tảo biển đặc hữu của Việt Nam.

Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công dòng sản phẩm chức năng từ vi tảo biển

Công trình nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng được hỗ trợ kinh phí từ Đề tài “Nghiên cứu từ quy trình tách chiết dầu sinh học giàu axit béo omega-3 và omega-6 (EPA, DHA, DPA) từ sinh khối tảo biển dị dưỡng” của Bộ Công Thương thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sản xuất sinh khối vi tảo biển dị dưỡng S.mangrovei PQ6 làm nguyên liệu để tách chiết dầu sinh học giàu omega-3 và omega-6 (ω-3 và ω-6) (DHA, EPA, DPA). Nhóm tiếp tục tiến hành tách chiết và làm giàu hỗn hợp các axit béo ω-3 và ω-6 dạng methyl ester. Đồng thời, tối ưu hóa quá trình làm giàu hỗn hợp axit béo ω-3 và ω-6 trong dầu tảo bằng phương pháp tạo phức với urê. Sau khi phân tích đánh giá chất lượng hỗn hợp axit béo ω-3 và ω-6 thu được, nhóm đã tiến hành nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất viên nang mềm thực phẩm chức năng từ hỗn hợp axit béo ω-3 và ω-6.

Hiện nay, có nhiều quy trình bao viên để sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất thích hợp viên nang mềm với quy mô 10.000 viên nang/mẻ, có thể nâng lên 300.000 viên nang/mẻ. Từ quy trình nghiên cứu, nhóm đã tiến hành sản xuất thử nghiệm được 10.000 viên nang mềm thực phẩm chức năng Algal Oil ω-3-6. Viên nang mềm thực phẩm chức năng giàu ω-3 và ω-6 sau quá trình bảo quản 6 tháng với vitamin E được tiến hành kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu vi sinh vật tại Trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Kết quả, sau 6 tháng bảo quản, viên nang mềm thu được vẫn có màu vàng sáng, mùi vị đặc trưng của sản phẩm, không lẫn mùi lạ, các chỉ tiêu vi sinh vật và kim loại nặng đều đảm bảo; đảm bảo yêu cầu chất lượng để làm thực phẩm chức năng, trừ chỉ tiêu tổng hàm lượng DHA, EPA, DPA được đưa ra >80% nhưng mới đạt 79,10%.

Từ các kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận: Chủng Schizochytrium mangrovei PQ6 khi nuôi trồng ở bình lên men 30 và 150 lít trung bình đạt 30g khô/lít, lipit tổng số đạt 50% sinh khối khô, hàm lượng DHA dao động 22-26,50% so với tổng axit béo, đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu tách chiết dầu sinh học giàu ω-3 và ω-6; phương pháp chuyển vị ester tại chỗ sử dụng xúc tác axit là phương pháp đơn giản, nhanh, hiệu quả để sản xuất hỗn hợp axit béo ω-3 và ω-6 dạng methyl ester. Hàm lượng DHA, EPA, DPA trong hỗn hợp axit béo được làm giàu bằng quá trình tạo phức hợp với urê ở nhiệt độ thấp đạt 81,08% so với axit béo tổng số. Các chỉ tiêu khác về vi sinh và kim loại nặng của hỗn hợp axit béo đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ hỗn hợp axit béo giàu DHA, EPA, DPA tách chiết được, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình sản xuất và thử nghiệm thành công 10.000 viên nang mềm thực phẩm chức năng Algal Oil ω-3-6 đạt tiêu chuẩn cơ sở đề ra. Với dạng bào chế này, thuốc có thể che giấu được mùi vị khó chịu làm thuốc dễ uống, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá hủy, dễ bảo quản và dễ vận chuyển.

Theo các chuyên gia, hiện thị trường thực phẩm chức năng bán rất nhiều các loại dầu sinh học có nguồn gốc từ vi tảo, dành cho trẻ em hoặc người ăn kiêng. Tuy nhiên, các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa axit béo ω-3 và ω-6 có mặt tại Việt Nam hầu như đều nhập ngoại và chủ yếu được sản xuất từ cá, còn từ thực vật vẫn còn rất hạn chế.
Hồng Dương
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm chức năng

Tin cùng chuyên mục

Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững

Subaru 'bắt tay' Toyota sản xuất SUV Forester Hybrid

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó