Thứ sáu 16/05/2025 05:04

Thu hút đầu tư nước ngoài: Đừng chỉ nhìn vào “mặt trái” của tấm huy chương

Không phủ nhận những tồn tại khu vực doanh nghiệp FDI sau 35 năm đầu tư tại Việt Nam, nhưng cũng đừng chỉ nhìn vào “mặt trái” của dòng vốn này để phán xét.

Chuyển giá, trốn thuế, tận dụng lao động giá rẻ, gây ô nhiễm môi trường, không tạo sức lan tỏa với doanh nghiệp trong nước… đó là những “mặt trái” của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhắc đến rất nhiều sau 35 năm Việt Nam thu hút dòng vốn ngoại. Nhưng thiết nghĩ, nếu chúng ta chỉ tập trung nhìn vào những “mặt trái” của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để phán xét và đánh giá về hiệu quả hoạt động cũng như những đóng góp của khu vực này đối với nền Việt Nam thì quả thật không công bằng chút nào!.

Việt Nam thu hút được 446 tỷ USD vốn FDI

Hiện Việt Nam thu hút được 446 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó vốn giải ngân đạt khoảng 280 tỷ USD. Tại một sự kiện diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định: Khu vực đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam, góp phần quan trọng hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đồng thời, đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đưa Việt Nam tiến lên “nấc thang” cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thừa nhận có những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến Việt Nam chỉ để tận dụng cơ chế ưu đãi, khai thác nguồn nhân công giá rẻ, nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, nỗ lực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Đơn cử như Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam bắt đầu từ năm 2008 với nhà máy sản xuất đầu tiên đặt tại tỉnh Bắc Ninh, sau đó liên tục mở rộng ra nhiều địa phương trên cả nước như Thái Nguyên, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 20 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 lao động, góp phần ổn định đời sống người dân và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động toàn cầu của Tập đoàn Samsung, với 50% điện thoại di động của doanh nghiệp xuất khẩu ra thế giới có xuất xứ từ Việt Nam. “Những sản phẩm này sẽ gắn mác “Made in Viet Nam” đi khắp thế giới, đó như một cách quảng bá hình ảnh đất nước con người, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế” – PGS, TS. Khoa học Nguyễn Mại – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài từng nhận định như vậy khi đánh giá về những đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Hay như Tập đoàn Nestle’, bên cạnh đầu tư “phần cứng” là 4 nhà máy tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 750 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho 2.200 nhân viên, tập đoàn này cũng đang tập trung đầu tư “phần mềm” thông qua phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Theo đó, ngoài những chương trình đào tạo kết hợp với sinh viên năm cuối của các trường đại học, tạo cơ hội cho các sinh viên có cơ hội học tập thì doanh nghiệp còn đưa các nhân viên quản lý cấp trung sang tất cả các thị trường của Nestle’ trên thế giới để học hỏi công nghệ và tham gia vào việc quản lý, và khi quay trở về Việt Nam thì trở thành nhân viên quản lý cấp trung và cao cấp.

Với những nỗ lực đó, ông Khuất Quang Hưng – Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông của Nestle’ Việt Nam cho rằng: “Hiện trong số 4 nhà máy của Nestle’ đang hoạt động tại Việt Nam thì 2 nhà máy là có giám đốc là người Việt Nam, họ cũng là những nhân tài đã được doanh nghiệp cử đi học tập ở nước ngoài và trở về làm quản lý”.

Đó chính là những mặt tích cực mà không chỉ Samsung, Nestle’ mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang thực hiện để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Do đó, nếu chỉ tập trung nhìn vào những tồn tại, hạn chế của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mà bỏ qua những mặt tích cực, những đóng góp của khu vực này với nền kinh tế trong nước thật không công bằng. Thay vì phán xét, chúng ta cần biết “gạn đục, khơi trong” và có cái nhìn thiện cảm hơn về những đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ -APEC

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Quà tháng Năm dâng Người'

Tin Công Thương 14/5: Thương mại điện tử 'tiếp sức' hàng Việt

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'