Thứ hai 23/12/2024 00:58

Thu hút đầu tư, đưa Khu công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân thành phố phía Tây

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, khắc phục hạn chế, tồn tại, phát huy tối đa hiệu quả quản lý, khai thác, nhất là thu hút đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Chiều ngày 3/1, Ban chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ mười (nhiệm kỳ 2020-2025) đánh giá kết quả công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Trình bày báo cáo tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, năm 2023, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện việc quản lý biên chế, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của thành phố, theo hướng tinh gọn, hoạt động, hiệu lực, hiệu quả được Ban chỉ đạo quan tâm, xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, chỉ đạo quyết liệt.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, khắc phục hạn chế, tồn tại, phát huy tối đa hiệu quả quản lý, khai thác, nhất là thu hút đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Theo đó, các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị của thành phố đã chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao, sáng tạo trong chỉ đạo, khoa học, bài bản, đúng quy định trong tổ chức thực hiện, đồng bộ cả khối đảng, đoàn thể và khối chính quyền. Kết quả thực hiện đã tạo hiệu ứng tích cực, toàn diện trong cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Qua đó, nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức, cơ quan, đơn vị và thành phố.

Sau khi nghe Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo trình bày dự thảo báo cáo, Ban chỉ đạo đã thảo luận cho ý kiến đánh giá kết quả công tác năm 2023, nhiệm vụ chủ yếu năm 2024. Các ý kiến đều thống nhất nhận định, năm 2023, trong điều kiện rất khó khăn, Ban chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều việc mới, việc khó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tăng cường tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập...

Nổi bật về kết quả là thành phố tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; chủ động triển khai xây dựng báo cáo đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính; tổ chức thành công, mở rộng thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp phòng ở các khối; tổ chức thi tuyển thành công kỳ thi tuyển công chức, viên chức; thực hiện tốt chủ trương sáp nhập thu gọn đầu mối các cơ quan, đơn vị... Đặc biệt, Hà Nội đã triển khai thí điểm ban hành đơn giá tạm đối với giáo dục mầm non, trên cơ sở đó, có 296 trường ở tất cả quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện hiệu quả.

Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo nhất trí với các ý kiến của các thành viên, đồng thời ghi nhận đánh giá cao kết quả công tác năm 2023 của Ban chỉ đạo nói chung và từng thành viên Ban chỉ đạo nói riêng. Đồng chí cho biết, sự chủ động, tích cực, sáng tạo của Hà Nội trong triển khai những nội dung mới, khó như phân cấp, ủy quyền, thí điểm xây dựng định mức, đơn giá đã được Chính phủ, các bộ, ngành ghi nhận, tiếp thu để nghiên cứu, vận dụng vào trong xây dựng cơ chế, chính sách chung.

Tuy nhiên, Trưởng Ban chỉ đạo lưu ý, bên cạnh kết quả rất tích cực, vẫn còn một số nội dung công việc tồn tại hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Cho nên, khi bước vào thực thi nhiệm vụ năm mới 2024, các cơ quan, đơn vị phải tập trung khắc phục, nhất là khâu tổ chức thực hiện phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa.

Đối với các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm năm 2024, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, trước hết, Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo triển khai tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội. Các nội dung bộ, ngành yêu cầu giải trình phải được tập trung làm rõ, bổ sung, hoàn thiện để sớm được thông qua và tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, nhiệm vụ xây dựng vị trí việc làm để thực hiện cải cách tiền lương phải được ưu tiên triển khai, bảo đảm tiến độ theo quy định; quá trình thực hiện phải bảo đảm đúng quy định, nhanh, đồng bộ, hạn chế làm xáo trộn.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt đối với các sở, ngành, đẩy nhanh tiến độ xây dựng định mức, đơn giá, trước hết là đối với danh mục sự nghiệp công có sử dụng ngân sách. Từng phần việc đều phải được đẩy nhanh lên, đồng thời, phải bảo đảm đúng quy định pháp luật, không để xảy ra sai sót.

Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ này, đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị, Ban Cán sự đảng UBND thành phố làm rõ trách nhiệm đơn vị liên quan để đôn đốc thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính; coi đây là vấn đề ưu tiên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. UBND thành phố cần chủ động tổng kết, đánh giá một năm thí điểm ban hành đơn giá tạm khối giáo dục mầm non để kịp thời rút kinh nghiệm, báo cáo cấp có thẩm quyền, nêu đề xuất cụ thể cho dừng lại hay tiếp tục thực hiện, nhân rộng...

Trưởng Ban chỉ đạo cũng yêu cầu, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương phân cấp, ủy quyền, trọng tâm là rà soát, bổ sung các quy trình nội bộ, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện; đặc biệt, nên chủ trương về vấn đề này, cần phải thể chế hóa bằng nghị quyết của HĐND thành phố để bảo đảm đúng khung khổ pháp lý chặt chẽ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Đề nghị các đồng chí khi triển khai thực hiện các công việc năm 2024 phải đúng vai thuộc bài. Nội dung công việc đưa ra bàn, quyết định theo đúng thẩm quyền. Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, quyết tâm, quyết liệt”.

Trưởng Ban chỉ đạo cũng lưu ý, các cơ quan thành phố theo chức năng, nhiệm vụ nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ các cấp, nhất là người đứng đầu, tự giác thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP. Hà Nội”.

Ngoài các nhiệm vụ cụ thể nêu trên, Bí thư Thành ủy yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án thiết kế đô thị để thí điểm quản lý lòng, hè đường một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm; sớm đưa Bảo tàng Hà Nội vào hoạt động; tập trung hoàn thành các nội dung quản lý, phát triển Khu di sản Hoàng thành Thăng Long; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án quản lý tài sản công...

Bí thư Thành uỷ cũng lưu ý tầm quan trọng, ý nghĩa của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất đổi mới phương thức hoạt động của Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Mục tiêu là khắc phục hạn chế, tồn tại, phát huy tối đa hiệu quả quản lý, khai thác, nhất là thu hút đầu tư để đưa Khu công nghệ cao Hòa Lạc thực sự là hạt nhân của thành phố phía Tây...

Về xây dựng Đề án đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương), huyện Mỹ Đức, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhất trí với các ý kiến đánh giá tại hội nghị, cho rằng chưa đạt yêu cầu; đồng thời đề nghị, thành lập Ban chỉ đạo để triển khai xây dựng đề án này gắn với triển khai sớm việc quy hoạch khu di tích, danh thắng này. Và điều quan trọng là phải thu hút được đầu tư, đổi mới công tác quản lý.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản