Thứ tư 06/11/2024 08:16

Thu hút đầu tư các khu công nghiệp Bắc Ninh đạt 59,96 triệu USD

Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh vào các khu công nghiệp Bắc Ninh trong tháng 7 là 59,96 triệu USD (FDI 36,41 triệu USD; trong nước 23,55 triệu USD).

Tháng 7/2022, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 9 dự án thứ cấp, tổng vốn đầu tư đăng ký 43,77 triệu USD. Trong đó, có 6 dự án FDI có vốn đầu tư đăng ký 18,2 triệu USD và 3 dự án trong nước có vốn đăng ký 588 tỷ đồng, tương đương 25,57 triệu USD.

Thu hút đầu tư từ các khu công nghiệp Bắc Ninh đạt 59,96 triệu USD

Cùng với việc cấp đầu tư mới, quản lý các khu công nghiệp tỉnh còn cấp 43 lượt điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (36 lượt dự án FDI và 7 lượt dự án trong nước), với tổng vốn đầu tư tăng thêm 16,19 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong tháng 7 là 59,96 triệu USD (FDI 36,41 triệu USD; trong nước 23,55 triệu USD).

Cũng trong tháng 7, Trung tâm Hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh tư vấn 58 hồ sơ (trong đó có 38 hồ sơ đầu tư; 5 hồ sơ quy hoạch, xây dựng; 7 hồ sơ lao động), ký 2 hợp đồng tư vấn cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu đầu tư, tổng hợp thông tin các khu công nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ qua zalo cho 35 doanh nghiệp về lĩnh vực đầu tư, lao động, hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư...; hướng dẫn một số doanh nghiệp về hồ sơ xin cấp phép lao động; làm việc với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ SG Vina; Công ty VinaTech Vina tìm hiểu môi trường đầu tư trong Khu công nghiệp Bắc Ninh...

Tính đến hết tháng 7/2022, tỉnh Bắc Ninh đã có 1.747 dự án FDI (còn hiệu lực) được cấp phép với tổng vốn đầu tư 22,8 tỷ USD; xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố về số vốn đăng ký. Hiện nay, có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đã, đang đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay, ngành công nghiệp của Bắc Ninh phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới. Trong đó, đáng chú ý là ngành công nghiệp điện tử, với sự đóng góp của nhiều tập đoàn đa quốc gia, nổi tiếng thế giới như: Samsung (Hàn Quốc); Canon, Sumitomo (Nhật Bản); Foxconn (Đài Loan)… vào đầu tư, làm thay đổi và tạo nên đột phá của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Hiện tỷ trọng sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bắc Ninh ước đạt 86%; công nghiệp điện tử có tỷ trọng chiếm tới hơn 80% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Công nghiệp hỗ trợ từng bước phát triển, hình thành các cụm liên kết, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn trở thành nhà cung ứng cấp 1, 2, 3 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; công nghiệp trong nước được quan tâm, tháo gỡ khó khăn với các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng thương hiệu sản phẩm theo hướng xanh, bền vững.

Để công tác đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đạt kết quả cao hơn nữa, tỉnh Bắc Ninh cho biết đang tiếp tục rà soát lại các quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.

Đồng thời tiếp tục thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, nâng cao tỷ trọng giá trị nội địa hóa trong sản phẩm.

Điều chỉnh cơ cấu trong thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các dự án có công nghệ cao, suất đầu tư lớn, giảm định mức về sử dụng đất, lao động, tạo nguồn thu ngân sách lớn, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh thu hút, phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện có theo chiều sâu; triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tuyến; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, sớm lấp đầy các khu công nghiệp...

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương