Thôn Bản Bẳng chờ điện mỏi mòn!

Còn gập ghềnh suối ngầm, dốc đứng nhưng đoạn đường gần chục cây số vào thôn Bản Bẳng cũng có những đoạn đã được đổ bê tông theo dự án nâng cấp hạ tầng của địa phương. Thuộc vào diện khó khăn nhất của xã, của huyện nhưng người dân trong thôn cũng đã có những hộ có đến hơn chục con trâu, bò.  Tuy nhiên, bức bối, kìm hãm đời sống của bà con Bản Bẳng nhất vẫn là “cái điện”... Các thôn, bản lân cận đã có điện từ 5 - 6 năm trước, trong khi bà con Bản Bẳng vẫn mỏi mòn chờ ánh sáng điện!.
Thôn Bản Bẳng chờ điện mỏi mòn!
Đường vào thôn Bản Bẳng

Kỳ 1:

Làm đường dây, ổ cắm chờ điện từ 5 năm trước

Về với xã Nghĩa Tá (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) ngày đầu tháng 9, đúng ngày các cháu khai giảng năm học mới. Ngỏ ý muốn đến một thôn bản để tìm hiểu về đời sống khó khăn, đặc biệt là việc đi học các cháu nhỏ vùng cao… các thầy cô, cán bộ ở Nghĩa Tá đã giới thiệu ngay: Vào Bản Bẳng ấy, ở đó khó khăn lắm, người dân chưa có điện nên còn khổ nhiều!. Anh cán bộ trẻ tên Đông làm ở phòng hành chính đã xung phong đưa tôi vào Bản Bẳng. Từ trung tâm xã, chỉ qua chiếc cầu treo là bắt đầu “nếm mùi” gian khó. Đường nhỏ, lối mòn, ngoằn nghèo, dốc dựng, chơn trượt, không ít đoạn tôi phải xuống cuốc bộ. Như “con đường tơ lụa”, khoảng 3 km giữa hành trình vào Bản Bẳng đã được đổ bê tông dày, xe máy phóng băng băng. Anh cán bộ trẻ giới thiệu ngay, đoạn đường bê tông này thuộc đề án nâng cấp hạ tầng của xã, chắc một hai năm tới sẽ dải kín, vào Bản Bẳng sẽ dễ dàng anh ạ. Dù đã có đoạn đường bê tông nhưng để vào Bản Bẳng anh em chúng tôi cũng mất hơn 40 phút cho 8 cây số…

Như các bản vùng cao, Bản Bẳng với những nếp nhà mái ngói nghi ngút khói trong thung sớm đẹp như một bức tranh. Ông Chu Viết Hòa - Chủ tịch hội Cựu Chiến binh xã Nghĩa Tá, là cán bộ cắm bản đã đưa chúng tôi đến nhà cụ Triệu Văn Sinh ở dưới chân núi. Đã ở tuổi ngoài 80, dù lưng đã còng nhưng cụ Sinh còn khỏe mạnh, minh mẫn. Cụ bảo chúng tôi ngồi đợi, sau khoảng 5 phút cụ cầm ra chiếc ấm nhỏ, cán dài, cáu đen muội khói bếp, hơi nước bốc nghi ngút. “Ấm siêu tốc đấy” - ông Chu Viết Hòa giới thiệu với tôi. Loại ấm này không còn nhiều nhà giữ được. Nhưng nếu không có điện mà đun củi thì rất tiện, cứ cầm cán đưa vào bếp chút là nước sôi, nên mới gọi là “siêu tốc”. Nhắc đến điện, nhìn quanh nhà cụ Sinh, ngoài bộ bàn ghế gỗ thì đồ đạc chẳng có gì. Giường chiếu, chăn màn và mỗi góc một chiếc đèn dầu. Thấy tôi quan sát, cụ Sinh như hiểu ý dãi bày: “Khổ lắm, cứ tối tăm mù mịt, bao nhiêu năm nay người trong bản khổ quá’. “Muốn có điện cho các cháu học hành, có điện để xem ti vi xem nhà nước hay ở nước ngoài có thông tin gì, người ta kiến thiết đất nước thế nào nhưng không có thông tin gì cả”

Đúng là bao nhiêu năm nay, người dân thôn Bản Bẳng đau đáu với “cái điện”. Còn nhiều hộ khó khăn, nhưng có những hộ đã khá. Như gia đình anh Chu Văn Sơn có đến hơn chục con trâu, bò mộng giá trị lớn, anh bảo chỉ mong có điện anh sẽ bán đi một hai con trâu mua sắm ti vi, đèn điện để các con anh được xem, học hành đỡ vất vả. “Cả ngày cứ im ắng vắng lặng, tối đến thì tù mù đèn dầu leo lét, nghĩ mà cám cảnh chú ạ…” – anh Sơn chia sẻ với phóng viên.

Nói về sự chờ mong ánh sáng điện, có lẽ không đâu như các cháu nhỏ ở Bản Bẳng. Một dãy với 3 phòng học kiên cố đã được xây dựng cách đây nhiều năm trước tại Bản Bẳng – đây là công trình do Đại tướng Lê Hồng Anh, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an tặng địa phương. Các phòng học đã được lắp quạt, bóng điện, bảng điện, đường dây, ổ cắm chờ sẵn… nhưng đã hơn 5 năm nay “cái điện” vẫn chưa đến với lớp học của các cháu. “Đến nay các thiết bị này đã gỉ sét, xuống cấp, không biết đến lúc có điện có còn dùng được không?!” – ông Chu Viết Hòa giọng xót xa.

Thôn Bản Bẳng có 50 hộ, 208 khẩu với 100% bà con là người đồng bào dân tộc Dao. Bản Bẳng nghèo nhất toàn xã và cũng là bản khó khăn nhất huyện Chợ Đồn. Bà con Bản Bẳng chỉ mong sớm kéo điện về để có thể mở rộng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, cải thiện đời sống.

Kỳ 2:

Bao giờ “cái điện” về với Bản Bẳng?

Q.Dương – N.Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm