Thứ hai 23/12/2024 14:55

Thị trường UAE: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu

Năm 2015 tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và UAE đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2014 (5 tỷ USD). Trong 7 tháng đầu năm 2016, thương mại giữa 2 nước đạt 3,5 tỷ USD và dự báo sẽ còn tăng cao trong những tháng cuối năm.

Thủy sản một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào UAE

Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) được thành lập vào ngày 02/12/1971 và là một liên bang gồm 7 tiểu vương quốc: Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ras Al Khaimah, Umm Al Quwain, Ajman và Fujairah.

UAE là thị trường mở, tiêu dùng nội địa chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, thuế nhập khẩu thấp (từ 0% - 5%) đối với hầu hết các loại hàng hóa; sức mua lớn với GDP bình quân đầu người trên 71.000 USD/năm. Số lượng người nhập cư và khách du lịch lớn nên nhu cầu sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng. UAE cũng là thị trường trung chuyển (thị trường tái xuất lớn thứ 3 thế giới, sau Hồng Kông, Singapore) nên có nhu cầu nhập khẩu để tái xuất sang Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á. Nền kinh tế UAE đang tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các ngành du lịch, xây dựng, tài chính, bất động sản, dầu khí, điện, hàng không...

Đến nay hàng Việt Nam đã tạo dựng được chỗ đứng tại thị trường UAE với các mặt hàng điện thoại, thủy sản, dệt may, giày dép, nông sản, thực phẩm, sản phẩm gia dụng… Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam ngày càng được nâng cao so với hàng Trung Quốc, Malaysia. Bên cạnh đó, Việt Nam nhập từ UAE những sản phẩm chính như thức ăn gia súc và nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, đá quý, kim loại quý và các kim loại thường…

Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, theo Ông Đinh Thiết Hòa – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư TP.HCM, các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài có thể tiến hành và cung cấp thông tin về điều tra thị trường theo yêu cầu từng mặt hàng của DN. Bên cạnh đó, các DN cũng cần tăng cường các hoạt động khảo sát thị trường, thông qua việc tham gia hội chợ, hội thảo tại nước bạn; ứng dụng và khai thác thương mại điện tử, một phương thức buôn bán mới đang rất phát triển.

Theo Ông Đinh Công Tuấn – Tổng giám đốc Công ty Vietgate (Công ty có trụ sở tại Dubai, chuyên hỗ trợ các DN Việt Nam xuất hàng hóa sang Dubai, UAE) DN cần phải chú ý đến việc bảo quản hàng hóa, đảm bảo chất lượng; quan tâm đến việc thiết lập chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu hàng hóa bao gồm các đơn vị như: nông dân, thương lái, doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam, các đơn vị logistics, nhà phân phối sản phẩm… làm sao đảm bảo được nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, các DN Việt Nam khi tiếp cận thị trường UAE cần sử dụng một đại lý hoặc nhà phân phối (ký hợp đồng); Mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh; Thành lập công ty với một đối tác là công dân UAE; Nhượng quyền thương mại đối với sản phẩm thực phẩm, đồ uống, hàng thời trang; Sử dụng ngôn ngữ Ả Rập khi đóng gói bao bì sản phẩm và quảng cáo.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công