Thứ năm 26/12/2024 08:42

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Hành trình Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng năm 2024 đã tư vấn, khám bệnh miễn phí cho hơn 1,13 triệu người.

Hơn 21.000 thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và chương trình Careme 2024.

Tại chương trình, ông Nguyễn Hữu Tú - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã báo cáo kết quả tổ chức Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương trình Careme.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Hữu Tú báo cáo tổng kết Hành trình Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng năm 2024. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo đó, đã có hơn 21.000 hội viên Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia hành trình theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Các cấp Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trên cả nước đã triển khai được gần 2.700 hoạt động với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 117 tỷ đồng.

Số lượng người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp qua hành trình đạt khoảng 1,13 triệu lượt người. Trong đó, tính riêng số lượng người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đạt hơn 1 triệu người.

Ngoài ra, hơn 1 tỷ lượt xem trên các nền tảng tuyên truyền; hơn 2,6 triệu lượt thanh niên được tư vấn về bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ. Gần 3.000 người dân, bệnh nhân và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ y tế miễn phí...

Có 2.997 người dân, bệnh nhân và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ y tế miễn phí (gấp 3 chỉ tiêu).

Các Hội/Câu lạc bộ doanh nhân trẻ, thầy thuốc trẻ tại địa phương có ít nhất một chương trình hỗ trợ thường xuyên cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện khám sức khỏe cộng đồng. Ảnh: Đăng Hải

Gánh nặng bệnh không lây nhiễm

Cùng ngày, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã tổ chức tọa đàm "Gánh nặng bệnh mạn tính và tiềm năng ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý bệnh".

Tại toạ đàm, ban tổ chức đã công bố số liệu từ Bộ Y tế, theo đó, tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật.

Ông Nguyễn Hữu Tú thông tin, hiện nay, gánh nặng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật. Theo số liệu năm 2019, gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73,7% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc, trong đó bệnh tim mạch chiếm 20,5%, ung thư 13,3%, bệnh hô hấp mạn tính 4% và đái tháo đường 3,9%.

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 350.000 ca tử vong do bệnh không lây nhiễm, với bệnh tim mạch chiếm khoảng 70.000 ca, ung thư 66.000 ca và đái tháo đường 13.000 ca. Đáng chú ý, khoảng 41,5% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm xảy ra trước tuổi 70, gây tổn thất lớn về kinh tế và xã hội.

Các yếu tố nguy cơ chính góp phần gia tăng bệnh không lây nhiễm bao gồm hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất.

Theo ông Tú, để giảm thiểu gánh nặng bệnh không lây nhiễm, Việt Nam đã triển khai nhiều chiến lược như tăng cường hệ thống y tế, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý và điều trị bệnh tại tuyến cơ sở, cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phát hiện sớm vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan y tế, cộng đồng và cá nhân.

Trong bối cảnh hiện nay, tiềm năng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong y tế là rất lớn giúp tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị chính xác; tối ưu hóa quy trình chăm sóc và quản lý y tế (AI trong chẩn đoán hình ảnh); hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa (telemedicine); hỗ trợ nghiên cứu và phát triển y học (phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và mô phỏng, dự đoán dịch bệnh); cải thiện hiệu quả chi phí và giảm tải cho hệ thống y tế (giảm thiểu chi phí chăm sóc và giảm tải cho nhân lực y tế)...

"Trước thực tế đó, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đề xuất nghiên cứu thí điểm ứng dụng AI như một công cụ tiền sàng lọc các bệnh không lây nhiễm. Tăng cường Telehealth, hướng tới 1 Platform chung cho y tế Việt Nam, đồng thời tăng cường quản lý bệnh qua app, gắn kết bệnh nhân và nhân viên y tế…" - ông Tú thông tin.

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Công ty Thủy điện Sông Bung tri ân khách hàng: Lan tỏa yêu thương đến vùng cao

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

TikTok Shop thúc đẩy chiến dịch GreenUP với hoạt động tham quan nhà máy Canifa

Từ năm 2025 sẽ xử phạt người hút thuốc lá điện tử?

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa bão

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Dự báo thời tiết hôm nay 25/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng gián đoạn

Bão số 10 di chuyển chậm, gây mưa lớn cho Nam Bộ

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao

Thắp sáng niềm tin đến người dân khu tái định cư Làng Nủ

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề, tin học, ngoại ngữ

Chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân phát triển vượt bậc

Kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn: Tạo động lực đầu tư cho doanh nghiệp

Gia Lai: Các nhà vườn trồng mai tất bật xuống lá để kịp hàng đón Tết

Hội đàm công tác biên phòng 4 tỉnh biên giới của Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc)

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Ngành y tế còn nhiều khó khăn cần vượt qua trong năm 2025

Dự báo đường đi của bão số 10, sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới