Thứ ba 26/11/2024 03:20
Lào Cai

Thảo quả được mùa

Sau nhiều năm mất mùa do ảnh hưởng của thiên tai, diện tích thảo quả trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm nay đã phục hồi và cho thu hoạch trở lại. Tuy nhiên, người trồng thảo quả lại phải đối mặt với nỗi lo “được mùa, mất giá”.
Bà con vùng cao thu hoạch thảo quả

Thời điểm này, thảo quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Sau 2 năm bị ảnh hưởng do thời tiết có tuyết rơi và băng giá, vụ này, cây thảo quả cho quả khá nhiều. Tuy nhiên, giá mua thảo quả trên thị trường đang có dấu hiệu giảm mạnh khiến người trồng lo lắng. Hiện mới vào đầu vụ thu hoạch thảo quả, giá trên thị trường chưa ổn định. Phía bạn hàng cũng đặt cầm chừng nên thương lái chưa dám thu mua với số lượng lớn. Điểm đáng lưu ý là giá quả thảo quả năm nay thấp hơn so với các năm gần đây bởi nguồn cung dồi dào do thảo quả đã phục hồi và được mùa. Dự báo, từ nay đến cuối vụ, giá quả thảo quả có tăng lên hay không đều phụ thuộc vào đối tác và bạn hàng.

Thời điểm này, tại khu vực rừng già xã Dền Sáng và xã Y Tý, nhiều hộ đồng bào dân tộc sau khi gặt xong lúa, bà con đã tranh thủ lên nương dựng lán, đào lò sấy. Thảo quả năm nay sai quả, báo hiệu bội thu nhưng giá lại khá thấp, hiện thương lái đang thu mua với giá 120.000 - 140.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với thời điểm thu mua những năm trước. Đặc biệt, năm 2017, thương lái thu mua thảo quả với mức cao nhất lên tới 420.000 đồng/kg. Trước tình trạng này, một số hộ quyết định giữ lại chờ giá tăng thêm mới bán. Nhiều hộ không có điều kiện dù biết là giá thấp nhưng vẫn phải chấp nhận bán cho thương lái bởi nếu không bán cho họ thì cũng không biết tiêu thụ ở đâu. Xã Dền Sáng có hơn 400 héc-ta cây thảo quả với sản lượng khá cao. Nếu bán với giá thấp như hiện nay, người trồng thảo quả sẽ thiệt hại rất lớn.

Văn Bàn cũng là huyện có diện tích thảo quả khá lớn. Vụ này, thảo quả mất giá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của bà con. Do giá thảo quả năm nay xuống thấp từ đầu vụ nên một số hộ đã quyết định thu hoạch sớm. Tại Văn Bàn, giá thảo quả năm nay chỉ ở ngưỡng 110.000 đồng/kg. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn, toàn huyện hiện có hơn 3.000 héc-ta thảo quả. Giá quả thảo quả xuống thấp khiến người dân nơi đây thiệt hại nặng.

Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Lào Cai hiện có gần 9.000 héc-ta thảo quả. Giá quả thảo quả không ổn định, lên xuống thất thường sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ gia đình. Nguyên nhân chính khiến giá quả thảo quả lên xuống thất thường là do thị trường không ổn định, việc mua bán chủ yếu do người dân tự thỏa thuận với thương lái.

Cũng giống như các loại nông sản khác, tình trạng được mùa, mất giá đối với cây thảo quả diễn ra liên tục từ mùa này sang mùa khác, năm này sang năm khác. Thiết nghĩ, đã đến lúc các bộ, ngành cần vào cuộc, liên kết tìm đầu ra ổn định cho quả thảo quả. Đồng thời, nghiên cứu các loại cây trồng, cây dược liệu phù hợp, có giá trị kinh tế cao để bà con có thể thay thế cây thảo quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ rừng.

Giáng My
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'