Thứ năm 05/12/2024 01:55

Thanh Hóa: Triển vọng phát triển du lịch miền núi

Khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa là một dải đất núi rừng trùng điệp, từ huyện Thạch Thành lên huyện cuối cùng Mường Lát, bao gồm 11 huyện, với 7 dân tộc anh em: Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ mú, Kinh. Nơi đây đang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, hướng tới xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch kinh cơ cấu kinh tế.
Rừng nguyên sinh là ưu thế để các huyện phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Với địa hình chủ yếu là núi, trung du gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn. Khu vực miền núi Thanh Hóa còn lưu giữ được các hệ sinh thái rừng nguyên sinh gắn liền với cảnh quan hệ sinh thái núi đá vôi, đây được cho là cơ sở hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm. Trong đó, một trong những ưu thế là hướng vào khai thác các rừng nguyên sinh: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Bến Én.

Không chỉ vậy, khu vực này còn có các di chỉ khảo cổ quan trọng; hàng trăm lễ hội, trò diễn dân gian như lễ hội Khai Hạ, Mường Xia, múa Pồn Poong, hát Xường, hát giao duyên trong chợ phiên của người Thái, lễ cấp sắc, múa chuông của người Dao. Ngoài ra, hiện đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa còn lưu giữ được không gian văn hóa làng với các nếp nhà sàn truyền thống; hay trang phục, trang sức của đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông cũng còn lưu giữ khá nguyên vẹn, thể hiện đậm nét tập tục sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc như: Làng Mường Lan Ngọc, bải Thái Xia Tớ, làng Thái truyền thống. Các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc, như: Dệt thổ cẩm dân tộc Thổ, Khơ Mú, Dao, Mông; làm rượu cần dân tộc Mường, Thái; nghề đan lát Mường, Thái, Thổ, kim hoàn, chạm, khắc bạc người Mường, Dao, rèn của người Mông…

Thuận lợi hơn, nơi đây còn có đường Hồ Chí Minh đi qua, đường chiến lược 15A xuyên suốt vùng trung du và miền núi, đường 217 nối với nước bạn Lào, có các cửa khẩu quốc tế Na Mèo, cửa khẩu quốc gia Tén Tần, Khẹo, cảng hàng không Thọ Xuân… Dựa trên tiềm năng, điều kiện này, thời gian gần đây du lịch miền núi Thanh Hóa đã hình thành và khai thác khá hiệu quả các loại hình du lịch sinh thái cộng đồng tại bản Hiêu, bản Son – Bá - Mười, bản Kho Mường, bản Trí Nang; khu thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, suối cá Cẩm Lương. Thông qua phát triển du lịch sinh thái cộng đồng các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể đã thu hút sự quan tâm, đón nhận của du khách, như: Dệt thổ cẩm, đan lát, các lễ hội truyền thống…

Cần giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, đầu tư và vốn

Theo thống kê, năm 2015, khu vực này đã đón khoảng 850.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 14.800 lượt, doanh thu ước đạt 754 tỷ đồng… Du lịch đang từng bước làm thay đổi diện mạo đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên tốc độ phát triển du lịch vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, để phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch các huyện miền núi, đại diện ngành du lịch Thanh Hóa cho biết, hiện địa phương đã đưa ra một số giải pháp như: Lồng ghép các nguồn lực địa phương, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các công trình hạ tầng quan trọng, trong đó ưu tiên cho các công trình giao thông, hành lang biên giới. Có cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư tại các huyện miền núi, đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch cộng đồng.

Đồng thời sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con dân tộc về bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm kết nối đồng bộ các dịch vụ, tạo tour trọn gói và khép kín, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh công tác đầu tư khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Na Mèo, trong đó chú trọng xây dựng công trình khu cửa khẩu, xây dựng các phòng trưng bày và ki-ốt thông tin du lịch, cải thiện thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan cửa khẩu; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch chung, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh biên giới của Lào, Thái Lan và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Kinh tế du lịch khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa hứa hẹn có triển vọng phát triển lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói chung và các huyện miền núi nói riêng.
Bảo Thoa

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số