Thứ bảy 23/11/2024 04:38

Thanh Hoá: Khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới

Đến ngày 30/8, tỉnh Thanh Hóa có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, kết quả trên đã vượt chỉ tiêu đã đề ra.

Theo số liệu từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 30/8/2023, tỉnh Thanh Hóa có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 359 xã và 700 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 81 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 14 xã và 365 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 396 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Mô hình trồng dưa kim hoàng hậu công nghệ cao, có giá trị kinh tế lớn tại huyện Thọ Xuân.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương của tỉnh Thanh Hóa xác định phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong đó, các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2022 đạt 3,62% (năm 2021 đạt 3,58%, năm 2022 đạt 3,65%, vượt 0,05%). Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 15.466 ha, chuyển đổi 5.304 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn, tỷ lệ che phủ rừng 53,6%, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 97%.

Trong năm 2021-2022, tỉnh Thanh Hóa cũng đã thu hút được thêm 2 doanh nghiệp thu mua, chế biến lúa gạo; 9 doanh nghiệp thu mua, chế biến rau quả, nâng tổng số doanh nghiệp thu mua chế biến gạo trên địa bàn tỉnh là 7 doanh nghiệp, tổng công suất 180.000 tấn; 25 doanh nghiệp thu mua, chế biến rau quả.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, toàn tỉnh hiện có 39 khu, cụm trang trại chăn nuôi tập trung. Việc củng cố, phát triển hợp tác xã được các địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện có hiệu quả và đến nay toàn tỉnh có 749 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động (trong đó có 523 hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có tham gia liên kết bền vững, chiếm 69,8%) và 2 liên hiệp hợp tác xã; 841 trang trại, 1.147 tổ hợp tác trong nông nghiệp; 51 hợp tác xã có sản phẩm OCOP được công nhận, xếp hạng. Năm 2022 toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 58.950 lao động, trong đó đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 10.920 lao động, tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 70.100 người.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển phát triển nông thôn cùng ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy và Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa thăm gian hàng với nhiều sản phẩm OCOP đợt tháng 3/2022.

Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho thấy, chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh này tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, các ban, sở, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố bám sát hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch của tỉnh để tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP.

Trong giai đoạn 2021-2022, các địa phương đã rà soát, đăng ký 250 sản phẩm có lợi thế đưa vào kế hoạch hỗ trợ, phát triển sản phẩm và đánh giá theo chu trình OCOP. Kết quả, đã tổ chức đánh giá 245 sản phẩm, trong đó hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận 223 sản phẩm OCOP và 1 sản phẩm nâng hạng, cho 173 chủ thể OCOP trên địa bàn 154 xã, phường, thị trấn thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Sản phẩm sau khi được công nhận, xếp hạng OCOP cấp tỉnh đều tăng trưởng cả về quy mô, số lượng và doanh thu bán hàng khoảng 15 - 20%... Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 37,52 triệu đồng, tăng 0,62 triệu đồng so với năm 2020.

Bên cạnh đó, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cấp xã, cấp huyện, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, phát triển kinh tế - xã hội. Từ những kết quả khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới, kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân cũng được nâng lên, các địa phương có điều kiện huy động nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

Vùng chuyên canh cam lòng vàng tại huyện Như Xuân- sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Những năm qua, cùng với nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn của tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực khác, các địa phương đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Kết quả đã làm được hơn 2.779 km đường giao thông nông thôn, 933 km kênh mương và rãnh thoát nước, 229 công trình thủy lợi, 2.677 phòng học, 1.269 km đường điện, 331 trạm biến áp, 75 trung tâm văn hóa - thể thao xã, 731 nhà văn hóa thôn, 66 chợ nông thôn, 78 trạm y tế, 38 công sở xã, 59 công trình cấp nước sinh hoạt, 18 bãi chứa rác thải tập trung, xử lý ô nhiễm môi trường và 130 nghĩa trang theo quy hoạch; xây mới, chỉnh trang trên 46 nghìn nhà ở dân cư...

Đại diện Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện thị xã Bỉm Sơn đã được Trung ương thẩm định, đang trình Thủ tướng quyết định công nhận, dự kiến đến hết năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có 13 đơn vị cấp huyện, 366 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỉ lệ 79%.

Để có được kết quả này, ngoài sự đầu tư của trung ương, bằng nhiều nguồn lực, Thanh Hoá đã huy động trên 21.900 tỉ đồng để phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng các sản phẩm OCOP.

Theo ông Dương Văn Giang, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hoá đặt mục tiêu đến hết năm 2025, có 17 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 8% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 18,6 tiêu chí/xã.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ