Thứ tư 27/11/2024 05:28

Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2020: Gọn nhẹ, thiết thực

Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2020 sẽ được đổi mới, tổ chức theo hướng gọn nhẹ, kết hợp các hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ và tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn các kỹ năng về an toàn lao động tới doanh nghiệp, cộng đồng, khu vực phi kết cấu – là thông tin được Ban chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ Trung ương đưa ra tại Hội thảo tổng kết Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019, do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 13/8.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng - Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc” được phát động từ ngày 01 - 31/5/2019, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng: Tháng hành động ATVSLĐ năm 2020 sẽ được tổ chức cho gọn nhẹ, nhưng thiết thực, ý nghĩa, tạo sức lan tỏa lớn

Trong đó, các đơn vị có nhiều hoạt động thiết thực gồm các Bộ: LĐ-TB&XH, Công Thương, Y tế, Quốc phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; các tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Than Khoáng sản, Bưu chính Viễn thông,…

Trước đó, là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tháng hành động, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan thành viên Ban chỉ đạo tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình tổ chức tháng hành động. Trong qúy II/2019 đã tổ chức thanh tra, kiểm tra trọng điểm về công tác thi hành pháp về ATVSLĐ tại 8 tập đoàn, tổng công ty và 10 công trình xây dựng trên cả nước.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Sở Y tế địa phương tổ chức hoạt động hưởng ứng tháng hành động. Các đơn vị y tế đã khám sức khỏe định kỳ cho gần 320.000 người lao động, tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động cho gần 1.900 đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức hội nghị, hội thảo về chăm sóc sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động và tổ chức hơn 2.600 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ gần 4.520 doanh nghiệp, qua đó phát hiện gần 650 doanh nghiệp có sai phạm về công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Được đánh giá là đơn vị tham gia rất tích cực, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn phối hợp với cơ quan chức năng và chuyên môn xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ thiết thực, hiệu quả.

Các cấp công đoàn đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho hơn 7.680 nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức gần 4.750 lớp huấn luyện về ATVSLĐ cho gần 211.700 cho cán bộ công đoàn và ATVSLĐ trong đó huấn luyện cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động là hơn 1.260 người; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ cho gần 3.500 doanh nghiệp; tổ chức hơn 1.460 hội thi ATVSLĐ giỏi cấp tỉnh và cấp cơ sở tạo phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực về đảm bảo an toàn trong lao động...

Đặc biệt, nhiều địa phương đã chủ động đổi mới trong hoạt động thông tin, truyền thông, chú trọng công tác huấn luyện và thanh tra, kiếm tra để kịp thời phát hiện, uốn nắn và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại một số Bộ, ngành, địa phương, công tác chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc chưa thường xuyên. Đặc biệt, các nội dung hoạt động hưởng ứng Tháng hành động trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các làng nghề, khu vực không có quan hệ lao động còn hạn chế.

Cùng đó, công tác tổng kết, báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động ở nhiều địa phương còn chậm. Tính đến ngày 9/8/2019, Ban chỉ đạo Tháng hành động Trung ương mới nhận được báo cáo của 15 Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty và 54 địa phương trên cả nước. Do đó, Ban chỉ đạo gặp khó khăn trong công tác tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả hoạt động của tháng hành động.

Từ những nhận định, đánh giá nói trên, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động - cho biết, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020 sẽ được Ban chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ Trung ương, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH phát động vào tháng 5/2020 với theo hướng gọn nhẹ, kết hợp một số hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ. Đặc biệt, để thu hút sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn các kỹ năng về an toàn lao động tới doanh nghiệp, cộng đồng, khu vực phi kết cấu.

Tại các Bộ, ngành, địa phương sẽ có các hoạt động hưởng ứng cụ thể, thiết thực về ATVSLĐ tùy theo điều kiện thực tế của bộ, ngành, địa phương để hưởng ứng Tháng hàng động theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/TT- BLĐTBXH ngày 20/2/2017 của Bộ LĐ-TB&XH về tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động