Chủ nhật 22/12/2024 14:09

Tháng 7, xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 7/2024 xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc chỉ đạt 606 tấn, giảm 76,5% so với tháng 6.

Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) vừa công bố cho hay, trong tháng 7/2024 Việt Nam xuất khẩu được 21.771 tấn hồ tiêu các loại, trong đó, tiêu đen đạt 19.371 tấn, tiêu trắng đạt 2.400 tấn.

Tháng 7, xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tháng 7/2024 đạt 129,9 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 112,2 triệu USD, tiêu trắng đạt 17,7 triệu USD, so với tháng 6 lượng xuất khẩu giảm 22,7%, kim ngạch giảm 7,9% và so cùng kỳ tháng 7 năm 2023 lượng xuất khẩu tăng 43,7%, kim ngạch tăng 128,9%.

Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen trong tháng 7 đạt 5.861 USD/tấn (tăng 15,7% so với tháng trước); giá xuất khẩu bình quân tiêu trắng đạt 7.558 USD/tấn tăng 9,2% đối với tiêu trắng so với tháng trước.

Olam là doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng 7 đạt 2.689 tấn, tăng 6,9% so với tháng trước và chiếm 12,4% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp theo là các doanh nghiệp: Phúc Sinh đạt 2.441 tấn; Nedspice Việt Nam đạt 1.886 tấn; Haprosimex JSC đạt 1.787 tấn và Simexco Đắk Lắk đạt 1.714 tấn…

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng chiếm 27,2% đạt 5.914 tấn, tiếp theo là các thị trường UAE đạt 2.509 tấn, Đức đạt 1.415 tấn, Hà Lan đạt 940 tấn, Pháp đạt 936 tấn. Xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 606 tấn, giảm 76,5% so với tháng 6.

Tính chung, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 164.357 tấn, trong đó, tiêu đen đạt 145.330 tấn, tiêu trắng đạt 19.027 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 764,2 triệu USD, trong đó, tiêu đen đạt 652,0 triệu USD, tiêu trắng đạt 112,2 triệu USD.

So với cùng kỳ năm 2023 lượng xuất khẩu giảm 2,2% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 40,8%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 7 tháng đạt 4.568 USD/tấn, tiêu trắng đạt 6.195 USD/tấn, tăng lần lượt 32,7% đối với tiêu đen và 25,0% USD đối với tiêu trắng so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam 7 tháng tăng 48,4% và chiếm 26,4% thị phần đạt 43.349 tấn. Tiếp theo là các thị trường: Đức đạt 10.941 tấn, tăng 97,3%; UAE đạt 10.897 tấn, tăng 39,2%; Ấn Độ đạt 8.744 tấn, tăng 39,7%; Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 4 đạt 8.059 tấn, so cùng kỳ giảm 84,6%.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu bao gồm: Olam Việt Nam đạt 15.967 tấn, tăng 56,3%; Phúc Sinh đạt 13.780 tấn, tăng 50,9%; Nedspice Việt Nam đạt 12.235 tấn, tăng 14,5%; Haprosimex JSC đạt 11.841 tấn, tăng 68,3% và Trân Châu đạt 10.039 tấn, giảm 9,3%… Một số doanh nghiệp có lượng xuất khẩu ấn tượng như Simexco Đắk Lắk đạt 8.229 tấn, tăng 227,1%; Sinh Lộc Phát tăng 144,5%; Ottogi Việt Nam tăng 138,2%; Imtex Việt Nam tăng 136,5%; Hanfimex tăng 121,3%; Intimex Group tăng 115,2%…

This browser does not support the video element.

Trước đó, theo VPSA, mức tăng giá tiêu tháng 7 tại thị trường nội địa không như kỳ vọng do nhu cầu thấp từ thị trường Trung Quốc. Hiện giá hồ tiêu tại thị trường Trung Quốc đang thấp hơn giá tại Việt Nam có thể là nguyên nhân chính của việc hạn chế nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam.

Ngày 29/7/2024, giá tiêu đen tại thị trường nội địa tăng 4.000 – 6.000 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 28/6/2024. Cụ thể, giá tiêu đen tại các tỉnh Gia Lai, Bình Phước và Đắk Lắk cùng tăng 4.000 đồng/kg, lên mức 149.000 – 150.000 đồng/kg; tại các tỉnh Đắk Nông và Bà Rịa Vũng Tàu, giá tăng 5.000 đồng/ kg, lên mức 149.000 – 150.000 đồng/kg; tại tỉnh Đồng Nai, giá tăng 6.000 đồng/ kg, lên mức 150.000 đồng/kg. Giá tiêu trắng ở mức 199.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2024 và cao hơn so với mức giá 101.000 đồng/kg cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn cung hồ tiêu toàn cầu được bổ sung khi Indonexia bước vào vụ thu hoạch, bắt đầu từ tháng 7. Tuy nhiên, Brazil, quốc gia sản xuất hồ tiêu đen lớn thứ 2 thế giới, đang đối mặt với tình trạng mất mùa liên tục do hạn hán.

Theo nhận định của giới chuyên gia, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ tiếp tục được ghi nhận trên thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá tăng trong trung và dài hạn.

Dự báo, ngành hồ tiêu Việt Nam sẽ được hưởng về giá trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm. Điều này cũng có thể mở ra cơ hội để Việt Nam gia tăng thị phần, củng cố vị thế hơn nữa tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Giá tiêu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024