Thứ bảy 21/12/2024 23:17

Thái Nguyên xác định không gian phát triển công nghiệp

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Quyết định số 2031/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công nghiệp tỉnh đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu tổng quát được đề ra là: Tái cơ cấu ngành Công nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh và xây dựng thành công Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Khu vực phía Tây Thái Nguyên được định hướng chung phát triển các cụm ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến nông, lâm thủy sản, các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, trong đó có dệt may, da giày.

Mục tiêu cụ thể là tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân thời kỳ 2021-2030 của ngành Công nghiệp đạt 9%/năm (không kể Tổ hợp công nghiệp công nghệ cao Samsung là 12,03%/năm); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,91% (không kể Tổ hợp công nghiệp công nghệ cao Samsung là 12,37%/năm).

Trong cơ cấu GRDP của tỉnh năm 2030, ngành Công nghiệp chiếm 57% (không kể Tổ hợp công nghiệp công nghệ cao Samsung là 42,38%); của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50% (không kể Tổ hợp công nghiệp công nghệ cao Samsung là 33%).

Về định hướng tái cơ cấu ngành Công nghiệp, tỉnh tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nội ngành Công nghiệp theo chiều sâu, chuyển từ số lượng sang chất lượng, nâng cao trình độ công nghệ và năng suất lao động. Ưu tiên phát triển công nghiệp theo hướng phát thải các bon thấp, tuần hoàn xanh, sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường hướng đến mục tiêu net-zero carbon vào năm 2050.

Về không gian phát triển công nghiệp, Thái Nguyên xác định khu vực phía Nam gồm 3 TP: Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên và huyện Phú Bình gắn với không gian công nghiệp công nghệ cao liên vùng (Thủ đô Hà Nội - Vĩnh Phúc - Thái Nguyên - Bắc Giang - Bắc Ninh). Khu vực này ưu tiên phát triển các cụm ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo và các ngành công nghệ cao khác.

Khu vực phía Tây bao gồm 3 huyện: Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ và khu vực phía Đông gồm 2 huyện: Võ Nhai, Đồng Hỷ định hướng chung phát triển các cụm ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến nông, lâm thủy sản, các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn…

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá