Thứ hai 23/12/2024 13:04

Thái Nguyên giảm đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động cho hơn 167 nghìn người

Lũy kế tính đến cuối năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 167 nghìn người lao động.

Ước tính, số tiền được giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tổng 12 tháng khoảng 57,86 tỷ đồng.

Thái Nguyên giảm đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động cho hơn 167 nghìn người

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ, bao gồm: Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước).

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Công văn số 3183/UBND-KGVX và Công văn số 3228/UBND-KGVX chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện triển khai chính sách.

Để việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện kịp thời, đúng quy định, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 2618/QĐ-UBND tỉnh ngày 10/8/2021 về việc ủy quyền thực hiện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung tuyên truyền 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19. Trong đó có việc đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống Covid-19.

Cụ thể, mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian áp dụng 12 tháng, từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Việc đăng ký tham gia, lựa chọn phương thức đóng, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Đây là chính sách hỗ trợ mới theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. Chính sách giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động giảm từ 0,5% xuống đóng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tất cả người lao động đều được hưởng các chính sách bình thường (có nghĩa là giảm đóng nhưng vẫn được hưởng).

Chính sách hỗ trợ này không phát sinh thủ tục hành chính mới. Việc đăng ký tham gia, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, tất cả doanh nghiệp đều được áp dụng chính sách giảm đóng (tức là áp dụng mức đóng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không có thêm quy định điều kiện nào khác. Vì vậy, với doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm dần số lượng lao động qua các tháng, dù có ít lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn được áp dụng chính sách này.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai