Thứ năm 28/11/2024 01:15

Thái Bình: Sớm ổn định đời sống nhân dân sau bão số 3

Ưu tiên của tỉnh Thái Bình là cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất cho người dân cũng như khắc phục ngập úng, bảo vệ lúa mùa, hoa màu trên địa bàn tỉnh.

Chiều 9/9, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão số 3 tại huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ.

Theo báo cáo của Điện lực Thái Bình, bão số 3 đã đã gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống lưới điện trên toàn tỉnh. Công tác khắc phục, xử lý sự cố lưới điện đã được ngành Điện tổng lực thực hiện ngay sau khi bão tan. Ngành điện đã triển khai huy động tối đa lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị khắc phục, sửa chữa. Ưu tiên cấp điện ngay cho các địa bàn quan trọng như trụ sở cơ quan nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, các cơ sở y tế, trường học, đặc biệt là cấp điện ngay cho toàn bộ các trạm bơm phục vụ công tác tiêu úng, bảo vệ lúa mùa và hoa màu trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cùng đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác sửa chữa, khắc phục thiệt hại lưới điện tại xã Tân Tiến (Hưng Hà) (Ảnh: CTTĐT tỉnh Thái Bình)

Trên địa bàn huyện Hưng Hà, bão số 3 đã làm 15/15 đường dây mất điện từ 15 giờ ngày 7/9 đến 3 giờ ngày 8/9. Đến 7 giờ ngày 9/9 đã khôi phục được 12/15 đường dây, đóng điện 356/569 trạm biến áp. Hiện tại, còn 3 đường dây, Điện lực Thái Bình chỉ đạo Điện lực Hưng Hà huy động tối đa lực lượng, phương tiện khắc phục với mục tiêu đến 18 giờ ngày 9/9 sẽ cấp điện trở lại cho trên 90% lượng khách hàng trên địa bàn huyện Hưng Hà và phấn đấu cấp điện trở lại cho toàn bộ khách hàng ngày 10/9.

Ghi nhận và biểu dương tinh thần khẩn trương, trách nhiệm và sự chủ động của cán bộ, công nhân ngành Điện của tỉnh trong công tác ứng phó cũng như khắc phục hậu quả sau bão, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của điện trong đời sống người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế ngành Điện cần tiếp tục huy động lực lượng, vật tư, phương tiện không kể ngày đêm để khắc phục các sự cố để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất.

Ưu tiên lớn nhất của tỉnh Thái Bình hiện tại là sớm khôi phục hệ thống cung cấp điện để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất cho người dân và doanh nghiệp (Ảnh: CTTĐT tỉnh Thái Bình)

Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác tiêu úng bảo vệ lúa mùa và hoa màu tại trạm bơm Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ).

Báo cáo tại buổi kiểm tra, lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ cho biết, toàn huyện có khoảng 2.000ha lúa mùa bị ngập, cây màu hè thu thiệt hại hơn 1.500ha, hàng nghìn cây bóng mát, cây ăn quả bị đổ gãy. Ngay sau khi bão đổ bộ và suy yếu, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn huy động lực lượng và nhân dân ra đồng dựng buộc lúa, khơi thông mương máng, rãnh nước trên ruộng; đồng thời vận hành tối đa hệ thống bơm tiêu úng để rút nước trong hệ thống một cách nhanh nhất, bảo vệ lúa mùa, hoa màu.

Đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác tiêu úng bảo vệ lúa mùa và hoa màu tại trạm bơm Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ (Ảnh: CTTĐT tỉnh Thái Bình)

Biểu dương nỗ lực của cán và nhân dân huyện Quỳnh Phụ, ông Thận cũng yêu cầu huyện Quỳnh Phụ cũng như các địa phương trong tỉnh, ngành Nông nghiệp tập trung cao nhất cho công tác tiêu úng, phân công cán bộ vận hành các trạm bơm, hệ thống cống để tiêu nước tối đa. Ngành điện bảo đảm cấp điện ổn định cho tất cả các trạm bơm vận hành tiêu nước bảo vệ lúa mùa và hoa màu. Ngành Nông nghiệp chủ trì, tổng họp tình hình thiệt hại sản xuất nông nghiệp; phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật tăng cường cho các địa phương để hỗ trợ các giải pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp, phòng, trừ sâu bệnh trên lúa mùa sau bão. Cùng với đó, sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai, tuyệt đối không chủ quan, lơ là.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 3

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử