Chủ nhật 22/12/2024 20:08

Thái Bình quyết tâm trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư

Tỉnh Thái Bình tập trung tháo gỡ các khó khăn, hạn chế trong công tác thu hút đầu tư, quyết tâm biến tỉnh trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các nhà đầu tư.

Chiều 18/9, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình chủ trì cuộc họp UBND tỉnh nghe báo cáo kết quả thu hút đầu tư 8 tháng năm 2024 và xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo báo cáo, tính đến ngày 21/8/2024, thu hút vốn đầu tư của tỉnh Thái Bình đạt 21.604,1 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong khoảng thời gian trên, tỉnh Thái Bình đã thực hiện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hơn 800 doanh nghiệp với số vốn đăng ký gần 8.600 tỷ đồng và gần 380 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh, đã có 230 doanh nghiệp hoạt động trở lại, 489 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 101 doanh nghiệp tự nguyện giải thể.

Toàn tỉnh đã thu hút được 21 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đạt trên 284 triệu USD (gấp 2,7 lần cùng kỳ năm 2023). Tính chung từ tháng 12/2023 đến nay, tổng vốn đầu tư FDI của tỉnh Thái Bình ước đạt 446 triệu USD (đứng thứ 6 khu vực đồng bằng sông Hồng và thứ 13 cả nước).

Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Thái Bình)

Tuy vậy, theo đánh giá của UBND tỉnh, kết quả thu hút đầu tư năm 2024 chưa đáp ứng được kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Khu Kinh tế Thái Bình.

Ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong công tác thu hút đầu tư và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đồng thời thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tư cần khắc phục của tỉnh trong thời gian tới đó là: Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư chưa chặt chẽ; một bộ phận cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị trách nhiệm thực hiện công việc còn chưa cao, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, giải quyết công việc, quá trình thẩm định thủ tục đầu tư còn rườm rà; quá trình hướng dẫn cấp phép đăng ký kinh doanh chưa cụ thể gây khó khăn cho nhà đầu tư…

Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Thái Bình)

Để Thái Bình ngày càng phát triển, đưa địa phương này thực sự là địa chỉ tin cậy, hấp dẫn nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu mỗi cán bộ, công chức các sở, ngành, địa phương phải thay đổi nhận thức, nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao; đổi mới phương pháp, cách tiếp cận công việc; làm việc tận tâm, tận lực, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm mục tiêu hướng tới; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết công việc.

Các sở, ngành, địa phương cần rà soát lại các thủ tục hành chính trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế; tiếp tục cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính; công khai, minh bạch thời gian, thủ tục, trình tự và kết quả giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương đặc biệt là các cơ quan chủ trì trong quá trình giải quyết các thủ tục đầu tư; nâng cao vai trò, chất lượng hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ, xúc tiến đầu tư và phát triển tỉnh.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; chuẩn bị tốt các điều kiện về quy hoạch, mặt bằng, hạ tầng giao thông, nhân lực, an ninh trật tự, điện, nước, vật liệu xây dựng... phục vụ công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững