Thứ ba 19/11/2024 07:39

Thái Bình: Kinh tế biển bứt phá

Bằng những chính sách phù hợp, Thái Bình đã đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại ngành kinh tế biển, trọng tâm là khai thác bền vững tiềm năng, lợi thế của vùng biển; biến tiềm năng kinh tế biển thành mũi đột phá

Bám biển làm giàu

Thái Bình có khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển với bãi triều trên 16.000ha, tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Phát huy những lợi thế này, những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng ven biển.

Thái Bình nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế biển tại Thái Bình, thời gian qua, bà con ngư dân huyện Thái Thụy đã đầu tư các phương tiện hiện đại để đẩy mạnh khai thác xa bờ. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ, khuyến khích ngư dân ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật trong khai thác. Cùng với đó, quan tâm đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa công nghệ cao, tạo chuỗi liên kết từ khai thác, nuôi trồng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Địa phương cũng chuyển mạnh nuôi trồng thủy - hải sản từ phương thức quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh ứng dụng công nghệ cao; nghiên cứu thay thế các đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng, khu vực để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Tại huyện Tiền Hải, để phát triển thủy sản bền vững, huyện cùng với các ngành của tỉnh thực hiện quy hoạch, từng bước thực hiện khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao với diện tích hơn 300ha tại các xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú. Đồng thời, huyện đã và đang thu hút các doanh nghiệp chế biến thủy sản đến đầu tư, thực hiện mô hình theo hướng bền vững, bảo đảm chất lượng cho sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng hạ tầng đồng bộ

Bên cạnh việc bám biển, để tạo thuận lợi cho kinh tế biển trở thành mũi nhọn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực ven biển được tỉnh Thái Bình đầu tư đồng bộ. Theo đó, Khu kinh tế Thái Bình đã được thành lập theo Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quy mô 30.583ha, bao gồm 31 xã, thị trấn khu vực ven biển của 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải. Theo quy hoạch chung xây dựng, khu kinh tế có 5 khu chức năng chính: Trung tâm điện lực (853ha); các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp và cụm công nghiệp (8.020ha); khu cảng biển và các khu bến (khoảng 500ha); khu du lịch và dịch vụ tập trung (3.110ha); các đô thị; khu dân cư nông thôn và nông nghiệp tập trung.

Để khu kinh tế sớm đi vào hoạt động, Thái Bình đã và đang xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông, nhất là các tuyến giao thông kết nối giữa trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối khu vực ven biển đã được đầu tư, triển khai; tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp ven biển. Trong đó, tỉnh quy hoạch và huy động mọi nguồn lực đầu tư để xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình, tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh kết nối Thái Bình với Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh; với tổng nhu cầu vốn đầu tư gần 10.500 tỷ đồng.

Có thể nói, quy hoạch và triển khai xây dựng các tuyến đường sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối của tỉnh Thái Bình. Khi hạ tầng đồng bộ sẽ góp phần thúc đẩy làn sóng đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung.

Ngoài 4 cảng cá, bến cá hiện có, Dự án xây dựng cảng cá Thụy Tân (xã An Tân, huyện Thái Thụy) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là cảng cá loại 1, đáp ứng 120 lượt chiếc tàu/ngày ra - vào cảng, loại tàu lớn nhất có khả năng cập cảng là 400CV, lượng thủy sản qua cảng đạt 15.000 tấn/năm.
Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số