Thứ sáu 09/05/2025 12:33

Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Viêm não mô cầu xuất hiện tại Thái Bình, chuyên gia khuyến cáo tiêm vaccine và áp dụng biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Giám sát dịch tễ chặt chẽ

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình cho biết, CDC Thái Bình hiện đang theo dõi chặt chẽ 74 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh viêm não mô cầu ở xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ.

Bệnh nhân là em N.T.T. (17 tuổi) có biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ kèm đau rát vùng hầu họng, được gia đình đi mua thuốc và tự điều trị tại nhà.

Đốm xuất huyết xuất hiện ở bệnh nhân mắc viêm não mô cầu - Ảnh minh họa của CDC Thái Bình

Ngày 17/3, sau khi đi học về, em T. có biểu hiện đau mỏi người kèm nôn, có uống thuốc nhưng không đỡ, được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ khám và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, tình trạng bệnh nhân nặng lên và được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai khám, điều trị.

Kết quả xét nghiệm PCR cho thấy bệnh nhân dương tính với não mô cầu và được chẩn đoán viêm màng não mô cầu - biến chứng viêm cơ tim cấp - nhồi máu não.

Sáng 27/3, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (nay là Cục Phòng bệnh), Bộ Y tế - cho rằng, khi xuất hiện các ca mắc mới, ngành y tế Thái Bình đã nhanh chóng khoanh vùng, cách ly hơn 70 người có tiếp xúc gần, đây là phản ứng kịp thời để kiểm soát dịch.

"Mặc dù số ca mắc viêm não mô cầu không nhiều như các bệnh truyền nhiễm khác như cúm hay sởi, nhưng tỷ lệ tử vong và nguy cơ để lại di chứng cao. Vì vậy, việc cách ly, giám sát y tế chặt chẽ ngay khi phát hiện ca bệnh là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng", chuyên gia nhận định.

Không phải cứ tiêm vaccine là phòng được bệnh

Về thông tin 14 ngày trước khởi phát, người bệnh không đi vào vùng dịch, không tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định, PGS Trần Đắc Phu cho hay, viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng điểm đặc biệt là không nhất thiết chỉ lây lan ở những vùng có dịch bùng phát mạnh.

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (nay là Cục Phòng bệnh), Bộ Y tế

Theo chuyên gia, vi khuẩn não mô cầu có thể tồn tại ở những địa phương khác nhau vì bệnh não mô cầu là bệnh lưu hành ở Việt Nam và lây nhiễm có thể thông qua cả những người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng (người lành mang trùng). Điều này khiến việc xác định nguồn lây trở nên rất khó khăn.

"Người mắc bệnh không cần thiết phải từng đến vùng thông báo có dịch mới có nguy cơ nhiễm bệnh. Ngay cả những trường hợp chưa đi đến vùng dịch hoặc chưa tiêm vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh", PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, một trong những biện pháp phòng bệnh quan trọng là tiêm vaccine. Tuy nhiên, không phải cứ tiêm vaccine là có thể phòng được tất cả các chủng vi khuẩn gây bệnh.

Theo đó, vi khuẩn não mô cầu có nhiều chủng khác nhau, và mỗi loại vaccine chỉ có hiệu quả đối với một số chủng nhất định. Hiện nay, có các loại vaccine phòng viêm não mô cầu, nhưng việc lựa chọn loại nào cần dựa trên tình hình dịch tễ và khuyến nghị của Bộ Y tế.

Nếu tiêm vaccine không phù hợp với chủng vi khuẩn đang lưu hành thì không phòng được bệnh", PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh và khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ và thực hiện tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế.

Bên cạnh việc tiêm phòng, các biện pháp phòng bệnh khác như giữ vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với người bệnh cũng rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vì bệnh Viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh lây lan theo đường hô hấp.

Não mô cầu được chia thành 6 nhóm: A, B, C, W-135, X và Y. Cả 6 nhóm này đều có khả năng gây dịch. Bệnh do não mô cầu gây ra rất đa dạng như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm nắp thanh môn…

Tuy nhiên, bệnh viêm màng não hay gặp nhất và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất. Tại Việt Nam, nhóm B và A là 2 tuýp hay gây bệnh dịch.

Nguyên Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6