Thứ hai 23/12/2024 02:25

Thái Bình chỉ đạo các đơn vị tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước diễn biến của bão số 3

UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong công tác ứng phó với bão số 3 (bão Yagi).

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (bão Yagi), tỉnh Thái Bình yêu cầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để chủ động ứng phó với bão theo phương châm “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ, nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Theo đó, để chủ động ứng phó với bão số 3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị tỉnh khẩn trương triển khai tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến và tính chất hiểm, phức tạp của cơn bão số 3.

Tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do cơn bão số 3 gây ra; tránh tư tưởng phó mặc công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là do nhiều năm trên địa bàn tỉnh không có bão lớn.

Ông Lại Văn Hoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại huyện Tiền Hải (Thái Bình). Ảnh: Nam Hồng

Trước đó, sáng ngày 5/9, ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra tại các trọng điểm xung yếu trên tuyến đê biển thuộc huyện Tiền Hải gồm: Cống Tân Lập, kè Nam Hồng, cống Lân I; kiểm tra khu neo đậu các phương tiện thủy của Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà tại kho cảng xăng dầu Hải Hà Petro (xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy).

Tại các nơi kiểm tra, ông Lại Văn Hoàn yêu cầu 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Khẩn trương di dời số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy sản, hải sản và các hộ dân sinh sống trong khu vực nhà yếu, nguy hiểm, các vùng bãi thấp ven sông, cửa sông, số ngư dân trên các phương tiện làm ăn trên sông, trên biển vào nơi an toàn.

Tại các vị trí xung yếu về đê điều, ngành chức năng, các địa phương cần chủ động bố trí lực lượng ứng trực, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự trữ, phương tiện, nhân lực để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra…

Tính đến 10 giờ ngày 5/9, toàn tỉnh Thái Bình có 995 tàu, 2.950 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, số lượng tàu đang hoạt động ven biển là 223 tàu, hoạt động ngoài tỉnh 19 phương tiện với 139 lao động.

Lực lượng chức năng của tỉnh đã liên lạc được với tất cả các phương tiện, hướng dẫn về nơi tránh trú an toàn. Dự kiến, tỉnh Thái Bình sẽ cấm biển từ 5 giờ sáng 6/9.

Về các cơ sở nuôi trồng thủy sản ven sông, ven biển, có 1.179 chòi canh và 1.128 đồng nuôi trồng thủy hải sản. Thái Bình dự kiến sẽ di dời toàn bộ lao động tại các địa điểm có nguy cơ tới nơi an toàn trước 18 giờ ngày 6/9.

Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích lúa mùa 74.327ha, lúa đã trỗ 26.000ha, đây là diện tích có nguy cơ cao bị thiệt hại nếu bão đổ bộ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 18 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão Yagi vào khoảng 19.3 độ Vĩ Bắc; 114.4 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 373km. Sức gió mạnh nhất: Cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17.

Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/h.

Trên biển, khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.

Từ khoảng trưa ngày 6/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7. Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến tối ngày 7/9).

Khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0-9,0m, vùng gần tâm siêu bão 10,0-12,0m. Biển động dữ dội.

Từ trưa ngày 6/9, khu vực vịnh Bắc bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0-4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0-8,0m.

Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.

Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5 (Thanh Hoá) - 1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 7/9 và hiện tượng nước rút do bão từ 0,5 (Thanh Hoá) - 1,0m (Quảng Ninh) vào sáng ngày 7/9.

Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.

Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững