Tây Ninh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng tầm nông sản Việt

Từ nhiều năm qua, người nông dân ở Tây Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cho nông sản.
Tây Ninh: Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trở thành cực tăng trưởng mới Tây Ninh: 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 13% Tây Ninh: Thị xã Trảng Bàng và Hòa Thành sắp thành đô thị loại III

Nông dân chuyển đổi công nghệ

Về Tây Ninh mùa này, đi đến đâu cũng thấy một màu xanh ngát từ những khu vườn khoai mì, mía, mãng cầu... Và mùa này cũng là mùa thu hoạch dưa lưới.

Nông trại trồng dưa lưới kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và ẩm thực BaDen Farm nằm dưới chân núi Bà Đen (xã Phan, huyện Dương Minh Châu) đang vào mùa chín rộ. Nhìn những trái dưa lưới vàng rực dưới ánh nắng mùa hè, mấy ai không khỏi háo hức muốn thưởng thức hương vị cây trái mát lành nơi vùng quê êm ả thanh bình này.

Anh Nguyễn Trung Đông, chủ nông trại dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn trồng 3,5 ha dưa lưới, nho và táo ứng dụng công nghệ cao. Tất cả đều được trồng trong nhà kính và có hệ thống tưới nước tự động. Anh Đông cho biết, hệ thống tưới tự động trong vườn sử dụng các cảm biến đo nhiệt độ, ẩm độ bên trong nhà kính, từ đó máy móc tự ra quyết định phun nước tưới (tự động), hoặc cũng có thể cài đặt chế độ bán tự động, hệ thống sẽ thông báo qua điện thoại thông minh để người làm vườn quyết định thời điểm cần tưới nước.

Trái cây được trồng trong nhà kính hạn chế bị sâu bệnh gây hại, nhờ đó cũng ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Quá trình chăm sóc từ khi trồng đến lúc thu hoạch, nhật ký bón phân phun xịt thuốc đều được ghi chép cẩn thận. Anh Đông tâm sự, trồng cây ăn trái trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm của nông trại bảo đảm an toàn và được du khách tin cậy và ưa chuộng, trái cây của nông trại có bao nhiêu đều được khách tới tham quan nghỉ dưỡng mua hết bấy nhiêu.

Tây Ninh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng tầm nông sản Việt
Tây Ninh khuyến khích người nông dân sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đạt năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn VietGap. Trong ảnh: Vườn dưa lưới được trồng trong nhà màng, sử dụng hệ thống tưới nước tự động bằng cảm biến, giúp dưa lưới phát triển đồng đều.

Tây Ninh cũng là vùng đất của mãng cầu (na). Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Minh Trung (ấp Tân Trung B, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) có 100 ha trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGap, đồng thời liên kết tiêu thụ sản phẩm với 100 nhà vườn, với tổng diện tích lên đến 500 ha. Số lượng mãng cầu thu hoạch hàng năm do HTX cung cấp ra thị trường lên đến vài ngàn tấn.

Anh Trà Minh Nhẫn, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Trung cho biết, hiện nay hầu hết nhà vườn trồng mãng cầu đã sử dụng hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước do đó nâng cao năng suất, chất lượng cho trái mãng cầu của địa phương. Theo anh Nhẫn, mỗi vụ thu hoạch, người trồng mãng cầu hiện có lãi từ 150-200 triệu/ha.

Anh Dương Thanh Phương, Trạm Trưởng trạm khuyến nông huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, cho biết: Tây Ninh có hệ thống thủy lợi rộng khắp, nên từ lâu người nông dân địa phương đã sử dụng hệ thống tưới tự động và bán tự động để tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả canh tác.

Liên kết xây dựng thương hiệu

Tây Ninh có đất đai bằng phẳng với dòng sông Vàm Cỏ Đông, hồ Dầu Tiếng và hệ thống kênh đào bao phủ, nên nơi đây cũng là vựa lúa của miền Đông Nam Bộ. Người trồng lúa ở Tây Ninh hiện đã liên kết lại, làm ra sản phẩm chất lượng cao và có thương hiệu để xuất khẩu.

Tại các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu...có 586 hộ nông dân trồng lúa cùng nhau tham gia tổ hợp tác (THT) Đức Thành với khoảng 2020 hecta ruộng trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm của nômg dân làm ra được Công ty Lúa Vàng Việt bao tiêu, thu mua chế biến xuất khẩu.

Anh Trương Hồng Hưng (xã Thanh Điền, huyện Châu Thành) cho biết, trước khi vào THT, mỗi vụ lúa anh chỉ thu trung bình 7- 8 tấn lúa/ha. Từ khi vào THT, anh được kỹ sư của công ty Đức Thành tập huấn kỹ thuật trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó ruộng lúa ít sâu bệnh, năng suất tăng lên, đạt 9-10 tấn/ha.

Theo anh Đào Duy Sang, Phó Giám đốc công ty Lúa Vàng Việt, phụ trách kinh doanh của THT cho biết, do áp dụng tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng và sản lượng lúa gạo của THT Đức Thành- Lúa Vàng Việt ngày càng cao. Mỗi vụ lúa, THT thu hoạch trung bình từ 14 ngàn tấn. Công ty Lúa Vàng Việt đầu tư nhà máy gạo hiện đại với kinh phí 4 triệu USD, công suất 44 ngàn tấn lúa/năm. Sau khi thu hoạch, lúa sẽ được đưa thẳng vào nhà máy để sấy khô, xay xát và tuyển chọn ra những hạt gạo chất lượng.

Áp dụng khoa học kỹ thuật ngay từ cánh đồng cho đến nhà máy gạo hiện đại, hạt gạo của tổ hợp tác Đức Thành - Lúa Vàng Việt dần nổi tiếng trong nước và được ưa chuộng, xuất khẩu sang các nước Nam phi, Tây phi, Indonesia, Philippines...Trong hai năm 2022, 2023, Lúa Vàng Việt được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngoài ra, thương hiệu này còn đạt chứng chỉ HACCP, chứng chỉ Vệ sinh an toàn thực phẩm, Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam.

“Ngày nay, nhà nông phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, cần xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản. Muốn làm được như vậy, nhà nông không thể tự đi một mình, mà phải liên kết lại, đi cùng nhau”, anh Đào Duy Sang chia sẻ.

Tây Ninh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng tầm nông sản Việt
Sản phẩm gạo của thương hiệu Lúa Vàng Việt tham gia ngày hội doanh nhân trẻ tỉnh Tây Ninh năm 2023.

Chính quyền đầu tư, quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 xác định, phát triển thương mại - du lịch song song với công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao.

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, Tây Ninh đã có 7 chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ liên kết sản xuất, hỗ trợ chứng nhận VietGAP, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ công trình tưới tiên tiết, tiết kiệm nước để phục vụ phát triển sản xuất. “Hiện nay, nhiều nhà nông và doanh nghiệp đã áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa và công nghệ cao trong canh tác như hệ thống tưới tự động và bán tự động được trang bị trong các nhà màng, nhà lưới. Tỉnh đã cấp 100 mã số vùng trồng và 21 mã số cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu sang các thị trường như: Châu Âu, Hoa kỳ , Australia, New Zealand và Trung Quốc…”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết.

Cùng với đó, UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã phê duyệt “Đề án xây dựng Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, qua đó sẽ phát triển 22 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; gồm 12 vùng trồng trọt, 7 vùng chăn nuôi, 3 vùng hỗn hợp trồng trọt và chăn nuôi.

Theo đề án, mỗi vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hình thành ít nhất một chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 25% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030. Nhằm nâng cao giá trị cho nông sản, Tây Ninh cũng khuyến khích, mời gọi, đầu tư chế biến, từng bước đầu tư dây chuyền, đổi mới công nghệ đối với các sản phẩm truyền thống, thế mạnh của tỉnh như mía, mì, cao su.. Tây Ninh vừa thu hút thêm 1 nhà máy sản xuất nước ép trái cây và sản phẩm đông lạnh công suất 7.000 tấn nước ép/năm (Công ty Cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Thabico), 1 nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu với công suất đóng gói 120 tấn/ngày thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Trinity Việt Nam) áp dụng công nghệ tiến tiến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ.

Về chăn nuôi, chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ sản xuất đảm bảo an toàn sinh học, tỷ lệ chăn nuôi trang trại đạt khoảng 78%. Trên địa bàn tỉnh có 587 trang trại chăn nuôi gia súc và 109 trang trại chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, tỉnh có 73 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP và 65 cơ sở chăn nuôi gà, vịt, heo, bò được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho thấy các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi giúp nâng hiệu quả sản xuất lên từ 1,1 - 1,5 lần so với chăn nuôi truyền thống. Các công nghệ được áp dụng trong chăn nuôi: ứng dụng CNC trong sản xuất thức ăn xanh, phối trộn thức ăn theo phần mềm, cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu, sản xuất khép kín, an toàn sinh học. Xử lý chất thải trong chăn nuôi với các mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà, vịt còn chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas...

Thu Hường - Tấn Phát
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Tin cùng chuyên mục

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Xem thêm