Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định

Trước khi trở thành 2 tỉnh độc lập như ngày nay, trong lịch sử hình thành tỉnh Long An và Tây Ninh đều trải qua nhiều thay đổi về mặt địa giới hành chính.

Theo lịch sử tỉnh Long An, địa phương này từng là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định.

Đến thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.

Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới và tồn tại cho đến nay.

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh
Bản đồ hành chính tỉnh Long An hiện nay

Còn với tỉnh Tây Ninh, vào năm 1698, qua quá trình kinh lược xứ Đàng Trong của Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, phủ Gia Định được thành lập. Vùng đất Tây Ninh lúc này thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định, dinh Phiên Trấn.

Năm 1802, vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) đổi phủ Gia Định thành Trấn Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn làm tỉnh, chia toàn Nam kỳ làm sáu tỉnh, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Vùng đất Tây Ninh thuộc tỉnh Phiên An.

Đến năm 1836 (Minh Mạng thứ 17), tỉnh Phiên An đổi thành tỉnh Gia Định. Phủ Tây Ninh được thành lập trực thuộc tỉnh Gia Định, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hoá.

Đến năm 1900, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương thành lập tỉnh Tây Ninh gồm có hai quận Thái Bình và quận Trảng Bàng.

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh
Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh hiện nay

Đến tháng 5/1951, Trung ương Cục miền Nam chia toàn Nam bộ thành hai Phân Liên khu: Phân Liên khu miền Tây và Phân Liên khu miền Đông, đồng thời sáp nhập một số tỉnh. Tây Ninh cùng hai huyện Hóc Môn, Gò Vấp (tỉnh Gia Định) và hai huyện Đức Hoà Thành, Trung Huyện (tỉnh Chợ Lớn) sáp nhập thành tỉnh Gia Định Ninh. Cũng trong năm này, huyện Dương Minh Châu được thành lập thuộc tỉnh Gia Định Ninh, gồm 5 xã: Ninh Thạnh, Thạnh Bình, Chơn Bà Đen, Định Thành và Phước Ninh.

Sau năm 1975, Tây Ninh có 7 huyện, 1 thị xã với 73 xã, gồm: Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Phú Khương (Toà Thánh), Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên và Thị xã Tây Ninh. Năm 1989, thành lập thêm huyện Tân Châu trên phần đất 2 huyện: Tân Biên và Dương Minh Châu.

Cùng ưu tiên phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao

Trong những năm qua, Long An và Tây Ninh cũng là “điểm sáng” trong bức tranh tổng thể nền kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Tuy không dẫn đầu, nhưng cả hai đều có vị trí chiến lược, tiềm năng kinh tế lớn và những bước đi mạnh mẽ trong việc phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).

Với Long An là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng khi tiếp giáp TP. Hồ Chí Minh về phía Đông, giáp Tây Ninh và Campuchia về phía Bắc và tiếp giáp 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang về phía Tây và Nam. Nhờ nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Long An vừa có điều kiện để phát triển công nghiệp, vừa có thế mạnh phát triển về nông nghiệp.

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh
Một góc khu công nghiệp Đức Hoà 3, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Ảnh: TTXVN

Trong định hướng phát triển bền vững, Long An tập trung vào hai lĩnh vực mũi nhọn: Công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, ngành công nghiệp sẽ chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất linh kiện điện tử, dệt may và sản xuất vật liệu xây dựng. Còn với nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh này sẽ chú trọng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, rau củ hữu cơ và trái cây xuất khẩu.

Cùng với đó, những năm gần đây, Long An tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy kết nối vùng và thu hút đầu tư. Hệ thống đường bộ phát triển nhanh với các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 62 và tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Bên cạnh đó, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư vào các tuyến đường vành đai cùng với các dự án mở rộng cảng biển và logistics, giúp tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Tương tự, tỉnh Tây Ninh cũng có vị trí chiến lược nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

Nhờ lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt cửa khẩu Mộc Bài – một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất khu vực phía Nam, Tây Ninh đang vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế Việt Nam.

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh
Một góc khu công nghiệp tại Tây Ninh. Ảnh: Báo Tây Ninh

Nhận thức được vai trò quan trọng của hạ tầng trong thu hút đầu tư, Tây Ninh đã và đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm. Trong đó, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài đang được đẩy nhanh tiến độ, góp phần kết nối tỉnh với các trung tâm kinh tế lớn. Các tuyến quốc lộ 22, 22B và đường vành đai cũng được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và phát triển logistic.

Bên cạnh đó, Tây Ninh và Long An đang tăng cường kết nối hạ tầng giao thông để thúc đẩy giao thương giữa hai tỉnh. Các tuyến đường như ĐT 822, ĐT 823, ĐT 825 đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết Tây Ninh với các huyện Đức Hòa, Bến Lức của Long An. Điều này giúp hàng hóa lưu thông nhanh chóng giữa các khu công nghiệp của hai địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Tây Ninh đặt trọng tâm phát triển vào ba lĩnh vực chính: công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Trong đó, công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất linh kiện điện tử, dệt may và năng lượng tái tạo là những ngành mũi nhọn. Trong khi đó, nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào cây trồng xuất khẩu như cao su, lúa chất lượng cao và trái cây đặc sản.

Hiện nay, Long An là một trong những địa phương có tốc độ phát triển khu công nghiệp mạnh nhất cả nước với 37 khu công nghiệp và 62 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 15.000 ha, có sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Còn Tây Ninh có 9 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.500 ha, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu.

Đồng Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Sáng 3/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Bộ tư lệnh Quân khu 4 vừa phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc'.
Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.
Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6.
Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Theo Bộ Nội vụ, tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã có một số điều chỉnh để phù hợp với chỉ đạo cấp trên và tình hình thực tế.
Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã, người dân vẫn sẽ tiếp tục được hưởng các chính sách đặc thù trên địa bàn như trước sắp xếp.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 1/4 đến 3/4/2025, cập nhật mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Rác ở Côn Đảo đang chất cao như núi, mỗi ngày phát sinh thêm hơn chục tấn. Nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước ngầm đang hiện hữu ở vùng đất này.
Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Bộ Nội vụ đề xuất có hiệu lực từ ngày 1/7 sẽ tác động ra sao đến việc tổ chức cấp huyện?
Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Về nhân sự địa phương tuần quan (từ 24/3 đến 30/3), nhiều địa phương như: An Giang, Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương bổ nhiệm cán bộ tại các cơ quan chủ chốt.
Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã bám sát các chỉ đạo và nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chống khai thác IUU.
Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện (cúp điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 29/3 đến 31/3/2025, cập nhật mới nhất thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Vì sao xã sau sáp nhập phải tăng gấp ba quy mô?

Vì sao xã sau sáp nhập phải tăng gấp ba quy mô?

Vì sao xã, phường sau sáp nhập phải tăng gấp 3 lần quy mô, quy định này nhằm mục đích gì và tác động ra sao đến quản lý hành chính?
Nam Định phát hiện hàng tỷ đồng từ tham nhũng, tiêu cực

Nam Định phát hiện hàng tỷ đồng từ tham nhũng, tiêu cực

Trong Quý I/2025, các cơ quan chức năng của Nam Định đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến tham nhũng tiêu cực, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ xã.
Khi hiện vật

Khi hiện vật 'kể chuyện' về vùng đất Hàm Rồng lịch sử

Những tư liệu, hiện vật, hình ảnh quý giá đang kể câu chuyện hào hùng cho thế hệ trẻ về lịch sử của vùng đất Hàm Rồng lịch sử.
Mobile VerionPhiên bản di động