Thứ ba 26/11/2024 15:33

Tập trung 4 giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng kinh tế, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn này, Tổng cục Thống kê đề xuất 4 giải pháp quan trọng.

Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng vẫn theo quy luật cũ!

Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 6 Tổ công tác đi kiểm tra, đốc thúc việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công còn thấp. Đồng thời liên tục có các giải pháp quyết liệt, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng Chính phủ lập 6 Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả giải ngân vốn đầu tư công tính đến ngày 30/6/2022 mới đạt 27,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đánh giá về kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kết quả này chưa đạt được kỳ vọng đặt ra.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để đánh giá giải ngân vốn đầu tư công cần nhìn nhận một cách toàn diện trong cả giai đoạn. Vì thực tế, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2017-2022, nửa đầu năm đạt khoảng 30% kế hoạch Thủ tướng giao, tuy nhiên giải ngân cả năm lại có biến động mạnh, trong khoảng 76,89% đến 96,47%.

Theo đó, giải ngân năm 2018 là thấp nhất đạt 76,89%; năm 2019 đạt 78,83% và năm 2020 có tỷ lệ cao nhất, đạt 96,47%; năm 2021 đạt 95,7%.

“Rõ ràng, tỷ lệ giải ngân thường tăng dần vào thời điểm cuối năm và có xu hướng trở thành quy luật. Bởi đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công là vậy, thấp vào những tháng đầu năm và tăng mạnh vào những tháng cuối năm, bởi nhà thầu cũng cần thời gian để thi công, tích lũy khối lượng đủ để nghiệm thu, thanh toán” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin thêm.

Tập trung 4 giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư công có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy đầu tư toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là sau 2 năm (2020 và 2021) nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, khiến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.

Nguồn vốn đầu tư công khi đưa vào thực hiện góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực liên quan, làm tăng sức cầu của nền kinh tế, giúp Việt Nam thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế năm 2022

Phát biểu tại họp báo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra mới đây, đại diện Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, năm 2022 là một năm quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, là năm đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế và là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của đất nước, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng. Theo đó, việc đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trước mắt và lâu dài.

Tuy nhiên, tình hình giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm vẫn được đánh giá chậm do một số nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Trong đó, chủ quan là vướng mắc trong công tác đền bủ giải phóng mặt bằng, tái định cư, đơn giá đền bù; chất lượng kế hoạch và công tác chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư chưa sát với khả năng thực tiễn, dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao. Trong khi đó, công tác lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện thủ tục đầu tư, năng lực về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công còn hạn chế.

Nguyên nhân khách quan là, năm 2022 là năm thứ 2 thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025, là năm các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều dự án khởi công mới, do vậy mất nhiều thời gian chuẩn bị dự án nên tiến độ này chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm. Hơn nữa, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của nguồn vốn đầu tư công, có tình trạng nhà thầu thi công cầm chừng để chờ giá vật liệu hạ, nhất là những nhà thầu ký hợp đồng với đơn giá cố định.

Để thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2022, theo Tổng cục Thống kê, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung vào 4 giải pháp chính, bao gồm: Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án, công trình, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án, công trình.

Thứ hai, cần quyết liệt và kịp thời hơn nữa để bình ổn giá nguyên vật liệu xây dựng, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai theo quy định của pháp luật, đặc biệt với các công trình giao thông để đảm bảo đúng tiến độ.

Thứ ba, tạo điều kiện cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn thông qua các thủ tục vay vốn ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng; bổ sung vốn kịp thời cho các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, hạn chế tình trạng nợ đọng thanh toán cho các dự án, công trình làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn của đơn vị thi công.

Thứ tư, rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm thực hiện sang dự án có tiến độ thực hiện và giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn.

Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm được đánh giá chậm do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được đánh giá là yêu cầu cần thiết, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2022.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024