Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng Hải Phòng: Trưng bày chuyên đề “Sắc màu di sản văn hóa biển Hải Phòng - Quảng Ninh”

Mới đây, kết luận phiên giải trình về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Thường trực HĐND TP. Hải Phòng đề nghị UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo sở, ngành, địa phương rà soát, xây dựng và trình HĐND thành phố thông qua bảng giá đất 5 năm 2024-2029 theo quy định của Luật Đất đai 2024, bảo đảm đúng nguyên tắc, sát với thực tế, công khai minh bạch, tạo sự đồng thuận cao của người dân có đất thu hồi nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thi công các dự án. Đối với các dự án đã bố trí vốn nhưng không có khả năng giải ngân, sớm điều chỉnh cho các dự án khác để bảo đảm giải ngân trong năm 2024. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tư vấn đã được lựa chọn nhưng không đủ năng lực để thực hiện dự án cần sớm có phương án thay thế, bảo đảm tiến độ và chất lượng thi công các công trình.

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024
Xã Mỹ Đức, huyện An Lão, TP. Hải Phòng đang đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Thu Anh

Tính đến trung tuần tháng 10/2024, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của TP. Hải Phòng đạt 9.447,348 tỷ đồng, bằng 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 47,3% kế hoạch thành phố giao. So với trước đó một tháng, việc giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến hơn khi số vốn giải ngân tăng thêm hơn 1000 tỷ đồng. Song kết quả này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Trước thực tế này, để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, chủ đầu tư dự án và Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Hải Phòng quyết định đề xuất, trình HĐND thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công (lần 4) năm 2024.

Theo đó, điều chỉnh giảm 93,852 tỷ đồng đối với 4 dự án gồm đầu tư xây dựng vườn hoa tại khu đất Công ty CP lương thực Đông Bắc (6,388 tỷ đồng); chỉnh trang sông Tam Bạc từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ (66,122 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị tại khu vực bến xe Lạc Long cũ (11,342 tỷ đồng); hỗ trợ kinh phí dự án xây dựng trạm kiểm tra giám sát trên sông, vịnh thuộc Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Phòng 10 tỷ đồng. Số vốn giảm của các dự án này sẽ được bổ sung cho dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại khu đô thị Bắc sông Cấm (50 tỷ đồng) và dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm hội nghị - biểu diễn thành phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại khu đô thị Bắc sông Cấm (43,222 tỷ đồng); 630 triệu đồng vốn chuẩn bị đầu tư dự án mở rộng tuyến đường Lý Thái Tổ tại khu 1 Đồ Sơn và phát triển vùng phụ cận.

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024
TP. Hải Phòng vừa điều chỉnh bổ sung vốn dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm hội nghị - biểu diễn thành phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại khu đô thị Bắc sông Cấm (43,222 tỷ đồng). Ảnh: Thu Anh

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng - Nguyễn Ngọc Tú, việc điều chỉnh, bổ sung vốn cho các dự án đợt này bám sát chỉ đạo của Chính phủ, thành phố trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Đó là chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn và còn thiếu vốn theo quy định. Mặt khác, việc điều chỉnh vốn cũng căn cứ từ đề xuất của các địa phương, đơn vị trên cơ sở khả năng giải ngân thực tế.

Năm 2024, kế hoạch vốn đầu tư công của TP. Hải Phòng (sau khi điều chỉnh, bổ sung lần 3) là 21.081,4 tỷ đồng. Hải Phòng đặt mục tiêu giải ngân tối thiểu đạt 95% kế hoạch vốn. Như vậy, từ nay đến tháng 1/2025, để bảo đảm kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, trung bình mỗi tháng cần giải ngân hơn 3.000 tỷ đồng. Do đó, hai tháng cuối năm 2024, cùng với rà soát, đánh giá kỹ tiến độ thực hiện, khả năng giải ngân của từng dự án, thành phố yêu cầu sở, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình được giao kế hoạch vốn. Nhất là rà soát kỹ, nắm bắt, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.

Hiện, nhiều địa phương, sở, ngành đưa ra những giải pháp cụ thể như đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đôn đốc đơn vị thi công, chủ động hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư cũng như quyết toán... Tiêu biểu, quận Kiến An, TP. Hải Phòng, chủ động, quyết liệt, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Tùng Lâm - Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, quận Kiến An thông tin: Tính đến ngày 20/11, quận tiến hành giải ngân 6/6 dự án thành phố giao, với tổng số vốn là 127,979 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch. Quận phấn đấu đến hết năm sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch thành phố giao.

Tương tự, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng - Lưu Văn Thụy cho biết, với 4 xã triển khai công trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2023 đến nay cơ bản hoàn thiện và huyện đang khẩn trương quyết toán, giải ngân. Đối với 7 xã được thành phố có kế hoạch, phân bổ vốn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu từ tháng 7-2024, huyện đang gấp rút hoàn thiện thủ tục đầu tư, trong tháng 11, 12 sẽ giải ngân hết theo kế hoạch vốn thành phố giao là 251 tỷ đồng.

Được phân bổ nguồn vốn đầu tư công 4.756 tỷ đồng, với 23 dự án, Ban Quản lý dự án các công trình giao thông Hải Phòng cũng giải ngân được khoảng 40%. Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng - Đỗ Tuấn Anh cho biết: Để bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch được giao, các tháng cuối năm, cùng với đẩy nhanh tiến độ các dự án khác, đơn vị tập trung cao thực hiện 2 dự án được giao kế hoạch vốn lớn gồm đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và đường vành đai 2; phấn đấu đến cuối tháng 11 sẽ đấu thầu thành công 2 dự án, có thể bảo đảm giải ngân hết số vốn được phân bổ.

Thực tế thời gian qua cho thấy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo TP. Hải Phòng sâu sát, quyết liệt, nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình được tháo gỡ. Nhờ đó, kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 10 có chuyển biến hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, cũng từ phản ánh của các địa phương, chủ đầu tư các công trình, dự án, còn một số khó khăn, vướng mắc cần thành phố tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ, nhất là công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

Thu Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Trong năm 2024, ngành Công Thương tỉnh Sóc Trăng đạt nhiều thành tựu nổi bật khi hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.
Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Thời gian qua, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp triển khai hiệu quả mô hình “Truyền thanh số an ninh trật tự đến thôn, bản, tổ dân phố”.
Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Năm 2025 tỉnh Hòa Bình sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cán bộ thực thi công vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025, Đồng Tháp ghi nhận có 9/12 địa phương tích cực tham gia, với tổng diện tích chuyển đổi hàng nghìn ha đất.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

TP. Cần Thơ dự kiến hỗ trợ 5,35 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng thông qua 66 dự án, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm...
Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Trong mùa mưa lũ năm 2024, Thủy điện A Vương tham gia các đợt cắt đỉnh lũ hiệu quả, không để nước lũ về làm ngập vùng hạ du.
Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động