Thứ ba 26/11/2024 16:26
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV:

Tạo cơ chế, chính sách đặc thù đưa tỉnh Khánh Hòa thành đô thị hạt nhân

Nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù thì Khánh Hòa rất khó thực hiện được các bước đột phá để trở thành đô thị hạt nhân.

Cần thiết xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa là cần thiết.

Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa

Nêu lý do cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của cả nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để bứt phá phát triển và thúc đẩy lan tỏa tích cực đến phát triển vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Tại Nghị quyết số 09-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Khánh Hòa nhanh và bền vững, để đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao

Đồng thời, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ “xây dựng, thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý nhà nước bảo đảm tương đồng với các thành phố lớn khác trong cả nước, phù hợp vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tỉnh Khánh Hòa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển, đảo của Tổ quốc”.

“Thực tiễn tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị cho thấy nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù thì tỉnh Khánh Hòa rất khó thực hiện được các bước đột phá để trở thành đô thị hạt nhân, đạt được các tiêu chí để trở thành đô thị trực thuộc Trung ương và hoàn thành các mục tiêu như Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Trong khi đó, một số tỉnh, thành phố có Nghị quyết riêng của Bộ Chính trị như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng trước đây và gần đây là các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, TP. Hải Phòng và Cần Thơ đã được Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù và bước đầu phát huy hiệu quả.

Thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Khu kinh tế Vân Phong

Dự thảo Nghị quyết gồm 11 chính sách từ Điều 3 đến Điều 8. Trong đó, về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước, hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh không quá 70% từ số tăng thu phần điều tiết ngân sách trung ương và các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% theo quy định so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.

Tỉnh Khánh Hòa được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022 khi xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2023 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Đáng chú ý, để tạo đột phá và phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Vân Phong, dự thảo quy định các cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển quy định tại Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (ngoài cùng bên trái) tham dự phiên họp tổ Quốc hội chiều ngày 24/5

Cụ thể, để hấp dẫn nhà đầu tưchiến lược, dự thảo Nghị quyết quy định nhà đầu tư chiến lược được hưởng chế độ ưu đãi theo hướng được trừ 150% chi phí nghiên cứu và phát triển thực tế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và được ưu tiên về thủ tục hải quan và thủ tục về thuế.

Cơ chế phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực

Cũng trong chiều 24/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tỏ - đoàn Bắc Ninh nêu quan điểm đồng tình thống nhất cao với nội dung Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù. “Như chúng ta đã biết Khánh Hòa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh của cả nước, có tiềm năng để phát triển và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Nam Trung bộ”- đại biểu Trần Quốc Tỏ nêu.

Vị đại biểu này cũng đồng tình thống nhất cao với mục đích, quan điểm xây dựng dự thảo Nghị quyết, nhất là việc phân cấp, tăng tính tự chủ, tăng trách nhiệm của chính quyền tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời bảo đảm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh.

“Đặc biệt với các cơ chế chính sách đặc thù này sẽ tạo ra hành lang pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế cho tỉnh Khánh Hòa tạo đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2045 như mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 09-NG/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị”- đại biểu Trần Quốc Tỏ chỉ ra.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Quốc Tỏ lưu ý, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc xây dựng một số cơ chế, chính sách phát triển tỉnh Khánh Hòa phải phù hợp với bối cảnh thực tiễn phát triển của địa phương và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước trên cơ sở huy động đa dạng nguồn lực xã hội để tập trung vào phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước giải quyết thách thức, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới.

Ngoài ra, đại biểu cũng nêu rõ, các cơ chế chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Khánh Hòa cũng cần phải gắn liền với đảm bảo giữ vững chủ quyền, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và phát triển bền vững, đặc biệt chú ý trong vấn đề xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh, các vấn đề an ninh phi truyền thống, môi trường biến đổi khí hậu… trong việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế Vân Phong và phát triển kinh tế biển.

Quỳnh Nga - Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện