Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế

Theo Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 được xác định phải gắn với phát triển du lịch.
Festival nghề truyền thống Huế góp phần phát huy bản sắc Huế, tạo sức hút du lịch Thừa Thiên Huế: Nhiều “thực đơn” cho du khách lựa chọn dịp lễ 30/4 và 1/5 Festival Nghề truyền thống Huế tạo được "tiếng vang"

Xung quanh vấn đề này, Báo Công Thương có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc – Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế.

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Xin ông cho biết những định hướng phát triển du lịch gắn về nghề và làng nghề truyền thống tại Thừa Thiên Huế thời gian đến.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Tại Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2021 đã đưa ra định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững, gắn với giá trị của di sản, cảnh quan trong đó có gắn với nghề truyền thống. Hiện nay theo thống kê, tỉnh Thừa Thiên Huế đang có 88 làng nghề truyền thống, 3.000 cơ sở sản xuất liên quan đến nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Từ xưa, vùng đất cố đô Huế đã hình thành và để lại một số làng nghề có giá trị cao phục vụ cung đình như: kim hoàn, đúc đồng, chạm trổ mộc và rất nhiều nghề gắn với đời sống sinh hoạt đời thường như làm gốm, hoa giấy, nón, đan lát, làm hương, làm bánh, bún..

Cốt lõi phát triển du lịch Thừa Thiên Huế từ trước đến nay vẫn gắn với du lịch di sản văn hoá, các di sản dưới triều Nguyễn được UNESCO công nhận, di sản và di tích lịch sử của các giai đoạn lịch sử khác. Ngoài ra, còn có các sản phẩm bổ trợ như sản phẩm du lịch đầm phá, du lịch biển, du lịch tâm linh, du lịch chăm sóc sức khoẻ và du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm du lịch làng nghề.

Trong những năm qua ngành du lịch cũng đã phối hợp với ngành công thương, nông nghiệp phát triển nông thôn, khoa học công nghệ để kết nối, đưa tour tuyến về với các làng nghề để trải nghiệm, mua sắm, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu cho một số điểm, sản phẩm đặc trưng.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có định hướng xây dựng đề án quy hoạch và bảo tồn phát huy giá trị làng nghề truyền thống, trong đó, các chính sách về khuyến công để hỗ trợ thiết bị, máy móc cho một số hộ cá thể, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, truyền thống. Trong những năm trước đây, tổ chức JICA và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch có dự án hỗ trợ phục hồi nghề gốm cổ Phước Tích; triển khai tập huấn, đào tạo cho nguồn nhân lực kế cận cho các làng nghề từ nguồn chính sách địa phương. Gần đây nhất, Cục Di sản Văn hóa của Bộ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu phục hồi nghề thủ công truyền thống Gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững” nhằm hỗ trợ địa phương đưa vào kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch.

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Hoa sen giấy của nghệ nhân Thân Văn Huy ( thứ 2 bên phải qua) thu hút du khách tại Festival nghề truyền thống Huế

Là một địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế trong việc gắn nghề và làng nghề với phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này vẫn chưa thật sự hiệu quả, đâu là nguyên nhân thưa ông?.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Như chúng ta biết, các làng nghề ở Thừa Thiên Huế có quy mô nhỏ lẻ, chưa có cơ sở, doanh nghiệp nào xây dựng, thiết kế các điểm du lịch làng nghề chỉn chu, bài bản (chủ yếu là hộ gia đình do người trong gia đình trình diễn), thiếu quy chuẩn để hình thành và phát triển tour du lịch làng nghề. Chưa có tính tập trung; bà con sản xuất theo hướng bán hàng thương mại còn sản phẩm dịch vụ, phục vụ cho khách du lịch chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Do vậy, khi có những đoàn khách lớn, khách tàu biển có nhu cầu tham quan trải nghiệm thì chưa có cơ sở có quy mô lớn để đáp ứng.

Tuy vậy, những năm qua, ngành du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với một số ngành khác đã động viên, vận động một số doanh nghiệp đầu tư những khu vực tập hợp các làng nghề để du khách đến trải nghiệm, mua sắm và trực tiếp tham gia một vài công đoạn đơn giản khi làm các sản phẩm tại đây như tại khu Lục Bộ, Phủ Nội vụ - khu vực Đại nội Huế…Đồng thời, với sự hỗ trợ và kết nối của Sở Du lịch, Hội Lữ hành tỉnh cùng các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Lữ hành của các địa phương liên kết du lịch với Thừa Thiên Huế (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam), CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội, Hội Doanh nghiệp Du lịch vừa và nhỏ Việt Nam,… đến khảo sát, xây dựng tour tuyến du lịch đến một số làng nghề truyền thống (gốm Phước Tich, Đệm bàng Phò Trạch, Đan lát Bao La, tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, nón vùng cầu ngói Thanh Toàn,…)

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Du khách trải nghiệm làm hương tại làng nghề hương trầm Thuỷ Xuân (TP. Huế)

Cần có những chính sách, chủ trương gì để du lịch làng nghề phát triển bền vững, thưa ông?.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Việc tổ chức định kỳ Festival nghề truyền thống vào năm lẻ đã tạo sự chú ý của cộng đồng, du khách đến với nghề truyền thống ở Huế. Đây là hoạt động có ý nghĩa tại các kỳ Festival nghề truyền thống. Tại đây sẽ quy tụ hàng chục làng nghề trong tỉnh cũng như mời một số làng nghề có dấu ấn, đặc trưng trên cả nước liên quan đến Cố đô Huế về tham dự để giúp cho người dân địa phương và du khách tìm hiểu nắm rõ hơn về các làng nghề truyền thống.

Trong năm 2023, Sở Du lịch đang thực hiện đề tài “Quy hoạch nghề và các làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Đề tài sẽ triển khai tổng thể, đồng bộ, khảo sát chọn lọc khoảng 60 điểm làng nghề để đánh giá, tư liệu hoá, số hoá các thông tin, dữ liệu, hình ảnh và lập bản đồ định vị các làng nghề. Qua đó, vừa lưu trữ thông tin, hình ảnh, kể các các công đoạn sản xuất của nghề truyền thống… giúp cho các đơn vị lữ hành, du khách giới thiệu, tìm đến các làng nghề truyền thống một cách dễ dàng.

Sau khi hoàn thành đề tài chúng tôi sẽ tìm hiểu những khó khăn từ chủ quan đến khách quan, từ cái nhỏ đến cái lớn.. Từ đó, đề ra những giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quan trọng không chỉ duy trì được nghề mà còn duy trì được con người đang nắm giữ nghề đó, để nghề và làng nghề tại Thừa Thiên Huế được bảo tồn phát triển bền vững.

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu, quảng bá, kết nối với các đơn vị lữ hành về các sản phẩm nghề truyền thống không chỉ trực tiếp mà còn theo hình thức online, thương mại điện tử..

Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế
Trang hoàng cho lễ hội Festival nghề truyền thống Huế 2023

Bên cạnh đó, ngành du lịch đang tìm và vận động nhà đầu tư hoặc một tổ chức chuyên ngành chọn một làng nghề để làm thí điểm mô hình vừa duy trì sản xuất sản phẩm thương mại vừa có sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch. Nơi đây du khách có thể đến trải nghiệm, mua sắm và đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế có chính sách hỗ trợ tương tự như chính sách hỗ trợ du lịch cộng đồng…. Đồng thời, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào một số làng nghề đem lại giá trị thương mại cao…

Sở Du lịch sẽ phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học Công nghệ, Hiệp hội làng nghề, các hộ cá thể có sản phẩm đặc sắc tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch trong và ngoài nước; kết nối với các đơn vị lữ hành tham gia các hội chợ ở Châu Âu… để lan toả rộng rãi hơn nghề truyền thống của Huế - nghề gắn với du lịch.

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế có các chương trình liên kết du lịch với các địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam; Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… đầu mối tại các đơn vị liên kết này sẽ hỗ trợ lan toả các thông tin về du lịch, trong đó có tour du lịch làng nghề Huế.

Nghề truyền thống và du lịch xanh có sự tương hợp, xin ông cho biết những định hướng gì cho sự gắn kết này trong thời gian tới?.

Ông Nguyễn Văn Phúc: Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những định hướng cụ thể khi thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Đó là mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế trở thành địa phương phát triển bền vững dựa trên nển tảng di sản, văn hoá, cảnh quan môi trường, giá trị nhân văn con người và thông minh.

Từ những mục tiêu đó, sẽ có những nền tảng, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh tại Thừa Thiên Huế. Du lịch xanh không chỉ thể hiện ở mặt bề nổi như cảnh quan xanh, sạch, sáng mà còn thể hiện ở chiều sâu và mang tính bền vững: sự bảo tồn hướng đến giá trị văn hoá di sản vật thể, di sản phi vật thể. Trong phát triển sản phẩm du lịch xanh rõ ràng phải gắn với bảo tồn, gìn giữ, tạo điều kiện cho người dân hoạt động trong lĩnh vực nghề truyền thống mở rộng, đầu tư, từ đó các làng nghề sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xuân Hoài - Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động