Tại sao Nga lại sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 tại Ukraine?
Công nghiệp quốc phòng Thứ tư, 22/06/2022 - 20:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Máy bay Boeing E-4B Nightwatch của quân đội Mỹ |
Sự xuất hiện của dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 tại Ukraine không chỉ mang ý nghĩa về tác chiến, mà còn là cơ hội lớn để Moscow thử nghiệm và hoàn thiện chiến thuật cho dòng máy bay tương lai của Không quân Nga, kể từ khi Liên Xô tan vỡ.
![]() |
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57. Ảnh: RIAN |
Máy bay đa nhiệm thoát khỏi những khuôn mẫu thời Liên Xô
Điểm đặc biệt của Su-57 nằm ở việc nó được Nga phát triển từ con số không sau khi Liên Xô tan vỡ, sử dụng các nền tảng công nghệ hàng không mới trong nước thay vì các tổ hợp thiết kế nằm tại các nước cộng hòa như dưới thời Liên Xô. Nhờ vậy, Sukhoi đã thoát khỏi hướng thiết kế, cũng như ảnh hưởng công nghệ hàng không từ thời Liên Xô.
Lãnh đạo đơn vị thiết kế của Sukhoi, Mikhail Strelets cho biết, điểm khác biệt lớn của Su-57 là nó ra đời khi nền tảng công nghệ hàng không đã đủ để cho phép ra đời máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đa nhiệm. So với thiết kế đơn nhiệm giành ưu thế trên không của F-22, Su-57 có nhiều ưu thế hơn với dải nhiệm vụ thực hiện rộng.
Theo lời ông Mikhail Strelets, Quân đội Mỹ cũng đã nhận ra vấn đề ở thiết kế của máy bay F-22. Tuy nhiên, sức ép về chế tạo một máy bay tàng hình, nhưng lại có khả năng đa nhiệm trở lên “quá sức” với các nhà thiết kế Mỹ ở thập kỷ 1990.
Thực tế đối với Su-57, các thử nghiệm thực chiến ở Syria và tham gia nhiệm vụ chiến đấu tại Ukraine mới đây đã phần nào chứng minh các nhà thiết kế Nga đã có cách tiếp cận công nghệ đúng. Khoang chiến đấu lớn cho phép Su-57 sử dụng nhiều loại bom dẫn đường hạng nặng, cũng như sử dụng tên các loại tên lửa hành trình có tầm bắn ngoài ô phòng không, tương ứng khoảng 300km.
![]() |
Công nghệ điện tử hiện đại giúp Su-57 giúp máy bay có thể tích hợp vào mạng lưới thông tin băng thông rộng, mốc thời gian thực giúp tăng hiệu quả tác chiến độc lập, cũng như của các đơn vị đồng minh. Ảnh: TASS |
Cùng với việc phát triển Su-57, tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cũng đồng thời phát triển các loại vũ khí chiến đấu không đối không tương ứng. Tên lửa R-37M với tầm bắn xa tới 300km và nhiều loại tên lửa không đối không thế hệ mới được ra đời tương ứng với Su-57.
Trong khi đó, F-22 vẫn phải sử dụng tên lửa thế hệ cũ là AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa khoảng 200km, khi chương trình phát triển tên lửa AIM-152 AAAM tầm bắn 270km bị hủy bỏ.
Hạn chế duy nhất của Su-57 hiện tại là chương trình phát triển động cơ “Sản phẩm 30” mới đang trong quá trình hoàn thiện. Su-57 vẫn phải sử dụng động cơ AL-41F và vấn đề này sẽ sớm được giải quyết trong năm 2019, khi các nguyên mẫu động cơ “Sản phẩm 30” đang được thử nghiệm trên máy bay Su-57.
Chiến trường Ukraine giúp “tôi luyện” Su-57
Theo các thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, một nhóm tác chiến, gồm 4 máy bay Su-57 kết hợp trong môi trường tác chiến hợp nhất đã tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine với nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt các tổ hợp vũ khí phòng không.
Đây có thể coi là bước tiến lớn để hoàn thiện không chỉ về công nghệ, mà còn là chiến thuật sử dụng máy bay Su-57. Ukraine có có hệ thống phòng không mạnh mẽ dù đã bị áp chế từ đầu cuộc xung đột, nhưng vẫn là lực lượng rất đáng gờm. Việc Quân đội Nga sử dụng máy bay Su-57 trong môi trường như vậy sẽ là kinh nghiệm rất quý báu để hoàn thiện dòng máy bay tiêm kích tàng hình này.
![]() |
Các loại tên lửa hành trình tầm xa như Kh-35U…, giúp Su-57 tung đón tấn công ngoài ô phòng không của đối phương. Ảnh: RIAN |
Cũng theo nguồn tin từ giới chức quân sự Nga, trong các nhiệm vụ chiến đấu tại Ukraine, Su-57 đã thể hiện được tính năng tàng hình và khả năng hoạt động trong các nhóm tác chiến hợp nhất, trao đổi thông tin theo mốc thời gian thực.
Dù các thông tin cụ thể về nhiệm vụ và mục tiêu tác chiến của các máy bay Su-57 không được tiết lộ. Tuy nhiên, căn cứ vào các bài bay thử nghiệm chiến đấu trước đó kết hợp giữa máy bay Su-57 và Su-35, trong biên đội tác chiến, 1 hoặc 2 máy bay sẽ bay ở độ cao lớn. Chúng đóng vai trò như trung tâm chỉ huy, điều phối chiến thuật trên không để giúp các máy bay còn lại yên lặng tiếp cận mục tiêu và tung đòn tấn công bất ngờ ở độ cao thấp. Khả năng phối hợp tác chiến nhóm giúp nâng cao hiệu năng chiến đấu chung của phi đội trong hệ thống chỉ huy và trao đổi thông tin hợp nhất.
Các máy bay Su-57 đã được trang bị công nghệ radar và cảm biến thế hệ mới cho phép chúng thu thập thông tin về mục tiêu và chuyển về cho máy bay chỉ huy trong một mạng lưới hợp nhất. Chiến thuật này cũng giúp che giấu đội hình tấn công để tạo bất ngờ các nhiệm vụ đột kích.
Với các loại tên lửa hành trình chính xác cao như X-59 hay Kh-35U có tầm bắn tới 300km, Su-57 hoàn toàn có thể thực hiện đòn tấn công ngoài ô phòng không, trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết.
Có thể nói, Ukraine đang trở thành “bãi thử” vũ khí đối với các loại vũ khí tân tiến của Nga. Và cũng không quá ngạc nhiên khi hàng loạt vũ khí thế hệ mới đã được Moscow mang tới đây. Thử nghiệm thực chiến chính là yếu tố quan trọng để hoàn thiện vũ khí cả về mặt kỹ thuật và chiến lược sử dụng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin cùng chuyên mục

Rơi máy bay chiến đấu tại Ai Cập, phi công may mắn sống sót

Quốc hội chính thức thông qua Luật Cảnh sát cơ động

SIG Sauer - súng trường nòng ngắn ưa chuộng của đặc nhiệm Mỹ

Windecker A-7 Eagle - chiếc máy bay hoàn toàn bằng composite đầu tiên

Vì sao tên lửa siêu thanh Zircon được gọi là “bất khả chiến bại”?

Triển vọng trực thăng A/MH-6M trong Lực lượng tác chiến đặc biệt Hoa Kỳ

Mô hình UAV bay kèm Eaglet cho tương lai của Mỹ

Viettel có thêm 2 sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ

Tiềm năng của tên lửa chống hạm Kh-35

Máy bay không người lái gắn thiết bị thả mìn hình chiếc trống

Tên lửa Sarmat có thể bay qua Bắc Cực và Nam Cực để diệt mục tiêu

Pháo đài ngầm Azovstal và sự thật về hệ thống hầm trú ẩn

Tổ hợp vũ khí laser Peresvet có thể hoạt động trên vệ tinh do thám

Khả năng tấn công trực diện kẻ thù của “quái vật” xe tăng T-90M Proryv

Hé lộ các tính năng và thế mạnh của tổ hợp Pantsir-SM mới nhất

MH-60R Seahawk - “Ó biển” đa nhiệm của Hải quân Mỹ

Máy bay Boeing E-4B Nightwatch của quân đội Mỹ

Hybrid Biho - Lá chắn phòng không tầm thấp của Hàn Quốc

Ống kính hồng ngoại của VHT được bảo hộ độc quyền tại Mỹ
