Thứ tư 16/04/2025 20:06

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/4: Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới, khi nhấn mạnh tỷ lệ hiện đại hóa của Hải quân Nga hiện đã đạt ngưỡng 100%.

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới; Algeria đã sở hữu máy bay chiến đấu Su-35…là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay, ngày 12/4.

Đức thừa nhận điểm yếu của xe tăng Leopard và pháo PzH 2000

Pháo tự hành PzH 2000 mà Đức cung cấp cho Ukraine quá phức tạp và không phù hợp với các cuộc chiến cường độ cao. Đó là thông tin được tờ Tagesschau trích dẫn các tài liệu nội bộ của quân đội Đức nói về các vấn đề của phương tiện chiến đấu hiện tại.

Pháo tự hành PzH 2000 có hiệu suất cao, nhưng do thiết kế phức tạp nên tính phù hợp chiến đấu của nó "đang bị nghi ngờ nghiêm trọng". Tài liệu này cũng đề cập đến những khó khăn liên quan đến xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2A6 khi nó yêu cầu chi phí lớn cho việc bảo trì và sửa chữa. Việc sửa chữa các xe tăng như vậy trên chiến trường là không thể.

Pháo tự hành PzH 2000 của Đức. Ảnh: Defense News

Các nhà phân tích của quân đội Đức nhấn mạnh rằng, xe tăng Leopard-1A5 được coi là thiết bị đáng tin cậy. Nhưng do lớp giáp yếu nên chúng chỉ được sử dụng làm vũ khí gián tiếp tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa. Một ví dụ khác về vũ khí đã được chứng minh hiệu quả là hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T. Tuy nhiên, chi phí đạn dược cho hệ thống phòng không lại quá cao và Kiev không được cung cấp đủ nguồn đạn dược cần thiết.

Vào tháng 3/2025, ấn phẩm Meta Defense của Pháp cho biết, hệ thống phòng không SAMP/T mà châu Âu chuyển giao cho Kiev đã gặp sự cố trong quá trình vận hành.

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Lực lượng hải quân thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược (SNF) của Nga được trang bị đầy đủ vũ khí và thiết bị hiện đại. Tỷ lệ sản phẩm hiện đại đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ trong cuộc họp về sự phát triển của Hải quân.

Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng, việc tăng cường năng lực hạm đội trong lực lượng hạt nhân là một trong những nhiệm vụ ưu tiên. “Trong lĩnh vực này, tất nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, hiện nay, tỷ lệ vũ khí và trang thiết bị hiện đại trong lực lượng hạt nhân chiến lược hải quân của Nga đã lên tới 100%”, nhà lãnh đạo nước Nga nhấn mạnh.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava của Nga. Ảnh: TASS

Vào tháng 3/2025, Tổng tư lệnh Hải quân Nga Alexander Moiseyev tuyên bố rằng lực lượng tàu ngầm của hạm đội, một trong những thành phần của bộ ba hạt nhân, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí hiện đại, bao gồm cả tên lửa siêu vượt âm Zircon.

Vào tháng 11/2024, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF), Thượng tướng Sergei Karakayev cho biết sức mạnh chiến đấu của SMF bao gồm 88% là các loại tên lửa hiện đại.

Algeria đã sở hữu máy bay chiến đấu Su-35E

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã công bố những hình ảnh vệ tinh chứng minh sự tồn tại của một hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35E cho Algeria, loại máy bay mà Ai Cập trước đó đã từ chối mua do chịu áp lực từ Hoa Kỳ.

Một máy bay Su-35E đã được phát hiện tại căn cứ không quân Oum El Bouaghi của Không quân Algeria ở tỉnh cùng tên vào ngày 10/3/2025 và bắt đầu thực hiện các chuyến bay vào ngày 13/3. Theo những hình ảnh trước đó chụp vào ngày 2/3/2025 tại Komsomolsk-on-Amur, một máy bay vận tải An-124 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đang chuẩn bị đưa thân máy bay Su-35E lên. Vào ngày 5/3/2025, chiếc An-124 đó được phát hiện ở Ain Beida (tỉnh Umm al-Bouaghi).

Máy bay chiến đấu Su-35E. Ảnh: Getty

Sự kiện này khiến Algeria trở thành quốc gia thứ 3 sở hữu Su-35 sau Trung Quốc và Iran. Tuy nhiên, hiện vẫn không có bằng chứng xác thực nào về sự tồn tại của hợp đồng mua Su-35E của Algeria, ngoại trừ thực tế là phần trên cánh trái của máy bay có dấu hiệu nhận dạng của Không quân Algeria.

Những hình ảnh bổ sung từ Komsomolsk-on-Amur vào ngày 2/4 cho thấy ít nhất bốn trong số 20 chiếc Su-35E ban đầu được sản xuất cho Ai Cập tại căn cứ này đã được gắn phù hiệu Không quân Algeria trên cánh trái.

Do đó, rất có thể hợp đồng với Algeria về việc mua máy bay Su-35E "của Ai Cập" đã được ký kết gần đây, sau khi Iran từ chối mua chúng, mặc dù vào tháng 10 năm ngoái, nước này đã ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép máy bay Su-35 (được cho là khoảng 50 chiếc).

Còn quá sớm để nói có bao nhiêu trong số 24 máy bay Su-35E được sản xuất theo hợp đồng với Ai Cập được Algeria mua. Trước đây, Không quân Algeria mua đủ một phi đội Su-30MKA và MiG-29M/M2 gồm 14 chiếc. Ngoài ra, dự kiến, ​​phi đội Su-30MKA hiện tại sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Su-30SM2 mới nhất, được đưa vào biên chế Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.

Kim Ngân
Bài viết cùng chủ đề: máy bay

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/4: Phi công F-16 Ukraine thiệt mạng

Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Liman

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/4: Kiev hứng chịu không kích chưa từng có

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/4: Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt khỏi Shevchenko

Nhật Bản: Giá chưa tăng, người dân đã giảm chi tiêu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Sumy

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 11/4: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 11/4: Chỉ huy Azov thiệt mạng

Bưởi Việt vào Lotte Hàn Quốc: Mở thêm cánh cửa thị trường cao cấp