Thứ năm 28/11/2024 11:47

Tác hại của lò vi sóng khi sử dụng không đúng cách

Lò vi sóng là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhưng sử dụng chúng thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Lò vi sóng hoạt động như thế nào?

Một lò vi sóng hâm nóng thức ăn thông qua những tia phóng xạ vi sóng. Tia phóng xạ điện từ tồn tại với nhiều bước sóng khác nhau, tia ở trong lò vi sóng không gây ra sự nguy hiểm như nhiều loại tia phóng xạ khác. Vi sóng tạo ra nhiệt, hâm nóng các phân tử thức ăn xung quanh chúng.

Ảnh minh họa

Hâm nóng thức ăn không đủ thời gian

Nếu thức ăn từ trong tủ lạnh, hoặc tệ hơn là để bên ngoài, khi cho vào lò vi sóng hâm nóng, bạn phải chú ý điều chỉnh thời lượng hâm nóng phù hợp để thức ăn được làm nóng hoàn toàn.

Nếu thức ăn không được hâm đủ nóng thì phần giữa của chúng sẽ bị lạnh, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn. Điều này có thể làm bạn bị đau bụng, hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm.

Sử dụng các loại hộp đựng nhựa không an toàn

Không phải loại hộp nhựa nào cũng an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng. Nếu hộp nhựa có chứa hóa chất độc hại thì đây là yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe của bạn vì các vi chất nhựa này dễ dàng nóng chảy và ngấm vào thực phẩm bạn đựng trong hộp. Đặc biệt, không nên sử dụng hộp xốp.

Ví dụ như nhựa BPA, khi ngấm vào thực phẩm có thể gây tiểu đường, bệnh tim, thậm chí là vô sinh. Bạn chỉ nên sử dụng những loại hộp dành riêng cho lò vi sóng hoặc tốt hơn là dùng thố thủy tinh an toàn với lò vi sóng.

Lò vi sóng tưởng sạch nhưng không

Thoạt đầu nếu nhìn qua vào lò của gia đình bạn, có thể thấy khá sạch sẽ. Nhưng thực chất bên trong nó bao phủ bởi các mảng dầu mỡ, thức ăn nhỏ li ti bắn ra trong quá trình bạn hâm nóng thức ăn.

Để lâu, nó sẽ trở thành môi trường để vi khuẩn gây hại trú ngụ và phát triển. Ngoài ra, sẽ tạo những mảng vết bẩn cứng đầu rất khó vệ sinh. Vì vậy, vệ sinh lò vi sóng thường xuyên là việc vô cùng cần thiết.

Thức ăn rất dễ bị bắn khi hâm nóng trong lò vi sóng. (Đồ họa: VA)

Các bà nội trợ có thể sử dụng giấm, chanh, baking soda, hoặc nước rửa chén, nước rửa kính... sẽ hỗ trợ vệ sinh dễ dàng hơn.

Cho các loại thực phẩm không phù hợp vào lò vi sóng

Vì muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng, nhiều người đã cho các loại thực phẩm như rau, salad, trứng, trái cây, các loại động vật vỏ cứng, sườn,... vào lò vi sóng. Nhiệt lượng cao sẽ đánh bay ngay mùi vị của món ăn, gây biến đổi chất, đồng thời lấy đi chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm.

Không đậy nắp hoặc che chắn thức ăn khi hâm nóng

Việc này sẽ khiến thức ăn bị bắn tung tóe trong lò, dẫn đến các vết bẩn phát triển vi khuẩn gây hại. Nên dùng các loại thố thủy tinh hoặc sứ đi kèm nắp được khuyến cáo có thể sử dụng trong lò, vừa đảm bảo an toàn, lại tránh tình trạng hãy gây bắn bẩn, cũng hạn chế được các loại độc tố từ vi khuẩn.

Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướng

Để tiết kiệm diện tích, nhiều gia đình hay đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh, lò nướng hoặc để gần bếp. Việc này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử.

Thêm đó, khi lò vi sóng gây cháy nổ, việc để gần các thiết bị điện khác hoặc bếp ga cũng gây mất an toàn hơn và khó xử lý hơn khi tình trạng xấu xảy ra.

Vị trí đặt lò vi sóng an toàn là một nơi khô ráo, thoáng mát. Nên đặt lò cách xa tường khoảng 10 - 15 cm, đặt lò ở độ cao cách mặt đất khoảng >80 cm.

Song Hà (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc