Ủy thác vốn vay thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ:

​​​​​​​Sự lựa chọn hiệu quả

Chung tay với Ngân hàng Chính sách xã hội trong suốt 16 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn là một trong những tổ chức thực hiện tốt nhất nhiệm vụ ủy thác vốn vay. Với hơn 70.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn do phụ nữ đảm trách trên khắp toàn quốc, đến nay đã có hơn 2,6 triệu hộ được vay vốn; hàng triệu hộ đã từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đi vào trong các xóm, bà Trịnh Thị Quỳnh Nga, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Quy Hậu (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) kể vanh vách hộ nào vay, nhà ở đâu, vay vốn bao nhiêu, đầu tư cho công việc gì, đã gửi tiết kiệm được bao nhiêu…?. Theo bà Nga, Tổ Tiết kiệm và vay vốn do bà quản lý có 35 hộ thì có 33 hộ vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Với vai trò là Hội trưởng hội Phụ nữ xã – bà Nga phụ trách Tổ Tiết kiệm và vay vốn đã hơn chục năm nay. “Cả xã có tới 60% là dân tộc Mường. Đời sống bà con còn rất nhiều khó khăn. Từ khi Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, xã Quy Hậu đã có 19 tổ vay vốn rải rác ở 16 xóm”.

su lua chon hieu qua
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn bà con cách thức vay vốn

Trò chuyện với chúng tôi, chị Bùi Thị Hiển, dân tộc Mường hiện đang sống ở xóm Tân Phương, rất cởi mở. Theo chị Hiển, năm 1995 chị cùng gia đình chuyển từ Bắc Sơn về Quy Hậu. Khi ấy, phải ở nhà vách nứa, hai anh chị đi làm thuê, chạy chợ nhưng không có nổi chiếc xe đạp… Năm 2007, chị Nga biết hoàn cảnh gia đình chị Hiển nên đã đưa chị vào diện vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ 10 triệu đồng vốn vay ban đầu, đến năm 2011, gia đình chị Bùi Thị Hiển đã thoát nghèo và sản xuất ổn định.

Giống như chị Hiển, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết đặc biệt biết ơn Tổ Tiết kiệm và vay vốn do chị Nga làm tổ trưởng. “Cách đây 12 năm, gia đình tôi rất nghèo, chồng tôi lại bị tai nạn nghiêm trọng, gẫy hết tay chân nên mọi việc dồn hết vào vai tôi. Từ nguồn vốn vay hộ nghèo ban đầu năm 2005 (5 triệu đồng) rồi đến nguồn vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn năm 2015 (8 triệu đồng) và nguồn vốn vay hộ sản xuất kinh doanh khó khăn năm 2017 (30 triệu đồng), đến nay, gia đình tôi đã có một cơ ngơi khang trang, vườn cây trĩu quả trên tổng diện tích 1.000m2…”.

“Chị em ban đầu e ngại lắm, không dám vay đâu. Tôi phải đến nhà giải thích, động viên để chị em thấy những ưu đãi (cũng chính là cơ hội) mà Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho người nghèo và các hộ khó khăn. Chị em nghe ra rồi, mình lại phải cùng chị em ngồi lại, bàn tính xem với số tiền đó thì nuôi con gì, trồng cây gì, chăm sóc ra sao cho hiệu quả. Trồng rồi, nuôi rồi, hàng tháng lại qua thăm hỏi chị em xem có gì vướng mắc không, nhắc nhở chị em đóng tiền tiết kiệm…” – bà Nga chia sẻ.

Tổ vay vốn của bà Trịnh Thị Quỳnh Nga chỉ là 1 trong số hơn 70.000 Tổ Tiết kiệm và vay vốn thông qua Hội Phụ nữ thôn, xã, phường… trên cả nước. Với tinh thần trách nhiệm, sự chịu thương chịu khó và tấm lòng sẻ chia, các Tổ tiết kiệm và vay vốn do chị em phụ trách đóng vai trò tích cực trong việc trở thành cầu nối, đưa tín dụng chính sách đến với người nghèo. Không chỉ có đồng vốn, tại các buổi sinh hoạt tổ, chị em vay vốn còn được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm sản xuất và hướng dẫn cách sử dụng vốn vay vào làm ăn, cách xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc… Thông qua sinh hoạt tổ, chị em hội viên đã có dịp hiểu, chia sẻ và gắn bó với nhau, từ đó góp phần tập hợp ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào tổ chức hội.

Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội, có tới 97% Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thực hiện đúng hợp đồng ủy nhiệm với ngân hàng. Trong đó, chất lượng hoạt động tín dụng của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn do tổ chức Hội Phụ nữ quản lý ngày càng đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn vay. Đến nay, thực hiện ủy thác cho vay qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vẫn đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể như: số Tổ Tiết kiệm và vay vốn lớn nhất (70.170 tổ) với 2.600 hộ vay, số dư nợ cao nhất (trên 64,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 39,4% tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội); tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất trong các tổ chức - chỉ có 0,3%.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm