Thứ sáu 22/11/2024 14:00

Sơn La: Tăng năng lực chế biến, tăng giá trị nông sản

Nhờ lựa chọn sản phẩm có thế mạnh, đồng thời tăng cường sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, Sơn La đã trở thành điểm sáng về chế biến và xuất khẩu nông sản.

Đầu tư mạnh cho chế biến nông sản

/chu-de/tinh-son-la.topic hiện có hơn 83.000 ha cây ăn quả, gần 88.000 ha trồng cây công nghiệp với 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ, 261 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn và 110 sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho đến cấp quốc gia. Trong đó, trên 32.000 ha cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ và các tiêu chuẩn tương đương... Con số này đã khẳng định vị thế của Sơn La trên bản đồ nông nghiệp quốc gia.

Nông sản chế biến Sơn La có giá trị cao

Hiện nay Sơn La là tỉnh dẫn đầu miền Bắc về diện tích, sản lượng cây ăn quả với các thương hiệu nông nghiệp được xây dựng, giữ gìn, phát triển và có mặt trên các thị trường trong nước, quốc tế với sức cạnh tranh cao như nhãn, xoài, thanh long, chanh leo…

Đặc biệt, cơ cấu thành phần ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỷ trọng các doanh nghiệp chế biến nông sản thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Toàn tỉnh còn có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến nông sản hoạt động hiệu quả, đóng vai trò là trụ đỡ của sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản.

Đối với việc thu hút đầu tư các dự án chế biến nông sản, giai đoạn 2021 – 2023, Sơn La đã cấp chủ trương đầu tư mới cho 5 dự án, gồm: Dự án đầu tư Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Dự án Trung tâm chế biến rau, quả thực phẩm Doveco Mai Sơn; dự án Nhà máy chế biến đường lỏng Dlucose BHL Sơn La; Nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc huyện Mộc Châu; Dự án Tổ hợp Trang trại sinh thái và trang trại bò sữa Công nghệ cao Mộc Châu.

Theo Sở Công Thương Sơn La, thời gian qua, một số doanh nghiệp đã tích cực đầu tư, đổi mới thiết bị cộng nghệ, áp dụng công nghệ mới hiện đại, tiên tiến trong chế biến sản phẩm từ nông nghiệp có bước phát triển mới. Nhiều cơ sở sản xuất như chế biến từ sấy truyền thống sang sấy hơi nóng, lạnh; từ công nghiệp cơ sang điện tử, điện tử tự động, công nghệ 4.0 như Nhà máy Chè Chiềng Đi, Nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty BHL…

Chưa kể, các hộ sản xuất cá thể cũng có xu hướng sáp nhập để hình thành các hợp tác xã, liên hợp tác xã. Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân nhờ sự năng động trong đổi mới kỹ thuật công nghệ, tiếp thu công nghệ hiện đại có sự gia tăng.

Đáng chú ý, trình độ công nghệ trong các cơ sở chế biến sản phẩm từ nông nghiệp có bước phát triển mới. Công nghệ, thiết bị của các cơ sở chế biến sản phẩm từ nông nghiệp đã được đổi mới. Trong quá trình đầu tư các doanh nghiệp đã kiểm soát chặt chẽ việc chuyển giao công nghệ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại.

Tiêu biểu như các công ty chế biến tinh bột sắn, chế biến chè (Công ty CP chế biến nông sản Phú Yên - Chi nhánh Sơn La, Công ty chế biến nông sản BHL, Công ty Chè Chiềng Đi, Công ty chè Mộc Châu, Công ty cổ phần sữa Mộc Châu)… Các doanh nghiệp cũng tích cực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9000, ISO 14000 nhất là hệ thống tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảo bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn.

Nâng cao giá trị nông sản

Bằng việc đầu tư mạnh cho chế biến nông sản, số lượng sản phẩm của Sơn La đã tăng nhanh về số lượng, mẫu mã, nhãn mác, chất lượng cũng như giá trị sản phẩm chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, HCCP… đảm bảo các quy chuẩn trong nước và quốc tế.

Tỉnh Sơn La cũng đồng thời xây dựng và phát triển 18 nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu sản phẩm (đã và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 3 sản phẩm tại Thái Lan và Trung Quốc); Sản phẩm nông sản chế biến của Sơn La đã có khách hàng ở nhiều quốc gia.

Thời gian qua, Sơn La tổ chức, tham gia nhiều sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, khai trương sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc nông sản tỉnh Sơn La, kết nối 20.000 hộ nông dân tham gia sàn thương mại điện tử; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2022 đạt 175 triệu USD, tăng 8,4% so với năm 2021, trong đó giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt trên 163 triệu USD, vượt kế hoạch đề ra.

Thời gian tới, Sơn La phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản đạt 6.500 tỷ đồng; thu hút 9 dự án đầu tư chế biến nông sản; giá trị hàng nông sản chế biến tham gia xuất khẩu đạt trên 166.600 USD. Đồng thời, xây dựng và hình thành 1 khu, 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 08 vùng trở lên đủ điểu kiện công nhận là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Để đạt được mục tiêu này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đang tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La; tập trung hoàn thành Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

Tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, dự án, nhất là dự án đường bộ cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu (đoạn thuộc địa phận tỉnh Sơn La); Cảng hàng không Nà Sản; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng Khu công nghiệp Mai Sơn; hình thành Khu công nghiệp Vân Hồ và các cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng đô thị phát triển thành phố Sơn La theo định hướng đô thị loại I; xây dựng huyện Mộc Châu trở thành thị xã; huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025; phối hợp các bộ, ngành Trung ương và các địa phương xây dựng Đề án hình thành, phát triển hành lang kinh tế Hà Nội-Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên, góp phần đưa Sơn La trở thành một cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc và trở thành Trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Sơn La cho biết, địa phương sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án, thu hút đầu tư; tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản phù hợp với lợi thế của từng vùng, địa phương; khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Sơn La thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp ở vùng Tây Bắc...

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão