Chủ nhật 06/04/2025 05:32

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Không có chuyện tăng giá hàng hóa sau Tết

Theo Sở Công Thương, nhờ có chương trình bình ổn thị trường nên giá cả hàng hóa ổn định và không có chuyện tăng giá hàng hóa sau Tết.

Thông tin tại buổi họp cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí chiều ngày 2/2, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh -cho biết, sau Tết sức mua thị trường không giảm nhưng không sôi động như năm trước.

Theo ông Phương, nguyên nhân là do phương thức cách bán hàng của doanh nghiệp đã khác. Cụ thể là bán hàng qua nhiều kênh khác nhau như: kênh truyền thống, kênh trực tuyến… Vì vậy khi đi mua sắm kênh truyền thống sẽ không thấy đông khách hàng như trước.

“Thống kê trong mùa Tết Nguyên đán 2023, tổng mức bán lẻ của thành phố xấp xỉ 57.000 tỷ đồng và là mức cao nhất trong 5 năm qua, do đó không có chuyện sức mua giảm trong dịp Tết vừa qua”- ông Phương nói.

Liên quan đến giá cả hàng hóa, ông Phương cho biết, TP. Hồ Chí Minh có chương trình bình ổn thị trường, vì vậy giá cả hàng hóa được đảm bảo ổn định trước, trong và sau Tết một tháng. Vì thế không có chuyện tăng giá sau Tết.

Sức mua trong dịp Tết Nguyên đán tại các kênh bán lẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đối với việc kiểm tra hàng hóa, giá cả trên địa bàn, Sở Công Thương thường xuyên phối hợp với Sở Tài Chính, Cục Quản lý thị trường… thực hiện các cuộc kiểm tra chuyên đề. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, các đơn vị đã báo Sở Công Thương, Sở Tài chính để đi kiểm tra hàng hóa thị trường trong thời gian mua sắm trước, trong và sau Tết. Tới nay chưa phát hiện dấu hiệu bất thường nào về giá cả, hàng gian hàng giả trên địa bàn.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác chăm lo Tết Quý Mão và tình hình kinh tế - xã hội tháng 1, nhiệm vụ, giải pháp tháng 2 năm 2023 của UBND TP. Hồ Chí Minh ngày 1/2, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương đã - cho biết: Để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết, Thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối chuẩn bị nguồn nguyên liệu cần thiết, tăng cường sản xuất, tập trung nguồn hàng, bố trí hệ thống kho dự trữ tập kết hàng hóa, nhân lực, đảm bảo khả năng cung ứng kịp thời, đầy đủ để điều phối, thực hiện ngay khi có yêu cầu.

Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Thành phố xây dựng kế hoạch phục vụ Tết từ sớm, sẵn sàng phương án cung ứng những ngày cận Tết tăng từ 2-3 lần so với ngày thường.

Thống kê cho thấy, sức mua, nhu cầu tiêu dùng, sắm Tết năm nay tăng khoảng 4 - 5% so với Tết Nhâm Dần 2022; sức mua bắt đầu tăng sau ngày 14 tháng 01 (23 tháng Chạp Âm lịch); tăng mạnh từ ngày 18 tháng 01 năm 2023 (27 tháng Chạp Âm lịch); giá một số mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng nhẹ trong những ngày cao điểm mua sắm Tết.

Cũng theo ông Vũ, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn đã khẩn trương bắt nhịp lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo ghi nhận, có hơn 95% người lao động đã quay trở lại các nhà máy. Tuy nhiên, doanh nghiệp Thành phố đang phải đối diện với những khó khăn, đó là đơn hàng sụt giảm (nhiều ngành nghề hiện nay đơn hàng chỉ bằng 30-40% so với cùng kỳ); tiếp cận tín dụng khó khăn; xung đột vũ trang ở một số nơi tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu…

Được biết, hiện Sở Công Thương Thành phố đang triển khai nhiều nhóm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, từ đó kích cầu bán lẻ trong thời gian tới.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Tin cùng chuyên mục

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Green Future mở dịch vụ cho thuê xe Vinfast tại Đà Nẵng

Nhận tiền kiều hối an toàn, nhanh chóng qua MoneyGram tại Agribank

Sáng 20/3, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm

Trải nghiệm chuyển tiền quốc tế 0 đồng tại VPBank

Bà Rịa-Vũng Tàu: Nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương xem xét xử lý vụ việc liên quan đến kẹo rau củ Kera

Tây Nguyên: Sôi nổi hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Quyền của người tiêu dùng - Hiểu để hành động đúng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội gắn kết cộng đồng

Lan tỏa, kết nối công tác bảo vệ người tiêu dùng

Thông tin minh bạch: 'Tấm khiên' bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

100 câu hỏi được tìm nhiều nhất về bạc trên Internet: Sử dụng bạc trang sức thế nào?

Khuyến mại ‘ảo’, doanh nghiệp mất niềm tin với người tiêu dùng

Mỹ phẩm Linh Hương: Megalive triệu view đến hội nhập toàn cầu

100 câu hỏi phổ biến nhất về bạc trên Internet

Nhóm Quang Linh Vlogs tung kết quả kiểm nghiệm, có đáng tin?

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Có gì trong sổ tay về trách nhiệm với người tiêu dùng?