Thứ bảy 23/11/2024 00:04

Sở Công Thương Lâm Đồng: 100% hồ sơ về an toàn thực phẩm được xử lý trước và đúng thời hạn

Sở Công Thương Lâm Đồng đã thực hiện tốt công tác cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. 100% hồ sơ về an toàn thực phẩm đều được xử lý trước và đúng thời hạn theo quy định.

Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm

Thực hiện Chỉ thị số 17/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới, trong năm 2021, Sở Công Thương Lâm Đồng đã chỉ đạo UBND các huyện/thành phố và các phòng ban thuộc Sở: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ATTP; rà soát, đề xuất cắt giảm các điều kiện thủ tục hành chính không cần thiết.

Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc; quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Cùng với đó, tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; đề xuất xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.

Sở Công Thương đã chỉ đạo các huyện, thành phố (các phòng kinh tế thành phố, kinh tế và hạ tầng các huyện) chủ động xây dựng các kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP trong lĩnh vực ngành Công Thương trên địa bàn; kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm ATTP tại các huyện, thành phố đặc biệt là các sản phẩm có nguy cơ mất ATTP cao; tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP và việc thực hiện Chỉ thị số 17; tăng cường kiểm soát ATTP tại các chợ, siêu thị...

Đến nay có 12/12 huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP trong lĩnh vực ngành Công Thương cấp huyện, thành phố theo quy định tại Điều 65 Luật ATTP “Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của Ủy ban nhân dân các cấp”.

Trong năm 2021, Sở cũng đã thực hiện cấp 23 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; phòng kinh tế thành phố, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện cấp 24 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Sở đã thực hiện tốt công tác cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. 100% hồ sơ về ATTP đều được xử lý trước và đúng thời hạn theo quy định. Công khai niêm yết thủ tục hành chính tại nơi tiếp nhận và trả kết quả của đơn vị.

Mặt khác, tích cực tham gia phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra công tác ATTP tại 46 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có 01 cơ sở vi phạm và bị xử lý, 47 cơ sở chấp hành tốt quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành kiểm tra 221 vụ, trong đó 219 vụ không vi phạm, 02 vụ vi phạm.

Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Sở Công Thương Lâm Đồng triển khai đó là đẩy mạnh phối hợp các sở, ngành, phòng kinh tế thành phố, kinh tế và hạ tầng các huyện triển khai các văn bản tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về công tác bảo đảm ATTP… Qua công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước về ATTP, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.

Mặc dù trong năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP vẫn được thực hiện thông qua hệ thống trang thông tin điện tử sở, địa phương, hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn, đài phát thanh và truyền hình tỉnh; lồng ghép trong các đoàn kiểm tra, kiểm soát đối với các nhóm thực phẩm do ngành Công Thương quản lý.

Bên cạnh đó, thực hiện thông tin các hoạt động kết nối sản xuất với tiêu thụ, xúc tiến thương mại, truyền thông quảng bá thương hiệu nông sản sạch, thực phẩm an toàn của địa phương; giới thiệu về các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn đã được chứng nhận VietGAP; mô hình chuỗi kinh doanh thực phẩm có kiểm soát (hệ thống siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi,…); chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); hướng dẫn người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, biểu dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện ATTP, đồng thời phê phán các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm ATTP. Đưa tin, bài phản ánh công tác kiểm tra, kiểm soát ATTP của các cơ quan chức năng tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm tại địa phương và trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, Sở Công Thương Lâm Đồng thừa nhận, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa triển khai đầy đủ theo kế hoạch. Do đó, việc phát hiện các vi phạm về ATTP còn hạn chế. Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn lưu thông, bày bán trên thị trường. Việc sử dụng phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép trong chế biến, bảo quản thực phẩm ngày càng tinh vi, khó kiểm tra, phát hiện.

Việc quản lý ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, đặc thù của địa phương như mứt, nước cốt, bún phở gặp nhiều khó khăn. Hoạt động quản lý ATTP ở cấp xã, phường chưa thật sự được quan tâm; đặc biệt là ATTP tại các chợ chưa kiểm soát, ngăn chặn triệt để các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn. Chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả tình hình ATTP tại các chợ tự phát. Đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm, số lượng chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; đặc biệt tại tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc