Thứ năm 02/01/2025 01:13

Rừng xanh vang tiếng Ta lư

Giữa núi rừng Trường Sơn, trên đỉnh núi cao chót vót vang lên tiếng đàn Ta lư giúp ta cảm nhận tấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều, Tà Ôi… đang “tưng bừng reo ca” trong nhịp sống mới.

Đàn Ta lư có từ hàng trăm năm trước, gắn bó với cuộc sống tinh thần của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều, Tà Ôi... (ở các tỉnh miền Trung). Cây đàn nhỏ gọn nên mỗi khi lên rẫy bà con thường bỏ gùi mang theo. Thông thường vào dịp lễ hội, tất cả mọi người từ già, trẻ, gái, trai đều cùng tham gia múa hát trên nền nhạc của tất cả các loại nhạc cụ như trống, chiêng, sáo và đặc biệt không thể thiếu đàn Ta lư với âm thanh vừa da diết vừa sôi nổi, có thể kết hợp hài hòa với các loại nhạc cụ khác. Hai nhạc sĩ Huy Thục và Phương Nam đã không cầm lòng được trước tiếng Ta lư mà viết nên “Tiếng đàn Ta lư” và “Rừng xanh vang tiếng Ta lư”, những ca khúc vượt thời gian.

Theo các nghệ nhân làm đàn Ta lư, muốn làm một cây đàn Ta lư đúng chuẩn thì khâu đầu tiên là chọn nguyên liệu để làm đàn. Nguyên liệu để làm đàn Ta lư hiện nay chủ yếu là gỗ mít. Cây gỗ mít sau khi đốn hạ sẽ được cưa thành từng đoạn dài khoảng 1m, rồi phơi khô từ 1 - 2 tháng. Khi gỗ mít khô thì đến công đoạn đục đẽo thành hình dạng chiếc đàn Ta lư. Đàn Ta lư có chiều dài khoảng 70 cm.

Trong tất cả các công đoạn chế tác đàn Ta lư thì khó nhất vẫn là công đoạn bố trí những phím đàn để có âm thanh chuẩn. Bởi ở công đoạn này đòi hỏi nghệ nhân chế tác đàn Ta lư phải thông thuộc các làn điệu dân ca mới có thể đặt phím đúng vị trí, để âm thanh cây đàn không bị lạc điệu. Đàn Ta lư cổ có 2 dây, nhưng ngày nay để chơi được nhiều bản nhạc hơn đàn được chế tác thành 3 hoặc 4 dây.

Cây đàn Ta lư cùng các loại nhạc cụ truyền thống đã làm nên “hồn cốt” của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, Tà Ôi…Thế nhưng nhiều nghệ nhân tâm huyết với đàn Ta lư đang canh cánh một điều khi những người chơi đàn và làm đàn ngày một ít đi. Liệu mai này cây đàn Ta Lư có còn tiếp tục duy trì để song hành cùng thời gian.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu