Rong ruổi theo những chuyến hàng Việt

Hơn 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) cũng là hơn 5 năm tôi gắn bó với vai trò là “người đưa tin” cho CVĐ này. Rong ruổi theo những chuyến xe, chuyến tàu đưa hàng Việt về những vùng xa xôi, hẻo lánh và khó khăn nhất, tôi luôn mang trong mình trăn trở, làm sao để hàng Việt “bám rễ” tại những khu vực đặc biệt này?
Rong ruổi theo những chuyến hàng Việt
Đưa hàng về với vùng sâu, vùng xa

Đưa những mặt hàng người dân thực sự cần

Nếu có người hỏi ấn tượng sâu đậm nhất khi một người làm báo như tôi tham gia những chuyến đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo là gì thì câu trả lời sẽ là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ khi nhìn thấy vẻ háo hức, ngóng chờ của những người dân khu vực này khi những chuyến hàng Việt “cập bến”. 5 năm gắn bó với chương trình cùng vài chục chuyến công tác nhưng có lẽ sự háo hức, niềm vui sướng tôi có thể tìm thấy vẹn nguyên trong tất cả những chuyến đi. Lần sau vui hơn, háo hức hơn lần trước…

Tuy nhiên, những chuyến đưa hàng về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo không thể tổ chức mãi. Mục tiêu lớn nhất của những chuyến đi này là xây dựng những điểm bán hàng cố định. Và để những điểm bán hàng này trụ lại thành công, điểm cốt yếu là chọn được những mặt hàng người dân thực sự cần.

Trong chuyến công tác đến huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) vào những ngày cuối năm 2014, bên cạnh niềm vui, tôi cũng nhận được rất nhiều những băn khoăn của người dân như: “Giá như chuyến hàng này mang thêm đặc sản của những vùng miền núi như miến dong, rượu cần, rễ cây thuốc…”.

Giao thông ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên, nhu cầu hàng hóa do đó cũng tăng lên rất mạnh. Tuy nhiên, điều cốt yếu ở bất cứ thị trường nào cũng là tìm được ra những món hàng người tiêu dùng thực sự cần. Người hải đảo thích đặc sản miền núi. Người miền núi khao khát hải sản biển… - nắm bắt rõ điều đó chính là “chìa khóa” giúp hàng Việt bám rễ sâu ở những khu vực khó khăn này.

Bền và rẻ

Trong những chuyến đưa hàng Việt về miền núi, điều đầu tiên tôi thường hỏi người dân chính là, đâu là điều họ mong muốn nhất đối với hàng Việt?. Câu trả lời đồng nhất mà tôi thu được là: “Bền và rẻ”.

Tại sao hàng Trung Quốc dễ sống và bám rễ rất sâu ở những khu vực khó khăn? Lý do lớn nhất là giá rất rẻ. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của hàng Trung Quốc là chất lượng không tốt. Trong những chuyến đưa hàng Việt về Tuyên Quang, miền núi Quảng Ninh, những sản phẩm của các làng nghề như đồ gia dụng, nồi, chảo… được tiêu thụ rất nhanh ở những khu vực này cũng vì giá rẻ và độ bền cao. Đời sống người dân khu vực này dù khá hơn những năm trước nhưng thực tế, đây vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn và hàng hóa với tiêu chí rẻ và bền vẫn là ưu tiên số một.

Lòng yêu nước cùng với sức lan tỏa của CVĐ đang là động lực rất lớn đối với doanh nghiệp Việt. Nắm bắt rõ ràng nhu cầu của người tiêu dùng và tập trung vào những mặt hàng có giá cả phải chăng – đây chính là yếu tố quan trọng nhất giúp hàng Việt trụ vững hơn ở những khu vực khó khăn.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương: Với những khu vực khó khăn như vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh vận động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng Việt kết hợp với bán hàng bình ổn giá để giải quyết vấn đề giá, phục vụ nhất nhu cầu cho người dân khu vực này.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm