Thứ sáu 18/04/2025 14:48

Robot cũng có thể ‘mất việc’: Bí mật đằng sau là gì?

Robot trong các nhà máy tại Mỹ đang được sử dụng ít hơn, đồng thời các nhà sản xuất đang cắt giảm mua thiết bị tự động hóa, khi hoạt động sản xuất chậm lại.

Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu của Hiệp hội Tự động hóa Tiên tiến (AAA) cho hay, đơn hàng robot nhà máy ở Bắc Mỹ năm 2023 giảm gần một phần ba so với năm trước đó và tiếp tục giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay.

Nhiều giám đốc điều hành ở Mỹ cho biết, nhu cầu sử dụng robot sản xuất không còn cao như ngay sau Covid-19. Hiện nay, thị trường lao động phục hồi nhưng đơn đặt hàng giảm do ảnh hưởng kinh tế khiến nhiều máy móc tự động hóa “nằm yên một chỗ”.

Theo ông Paul Marcovecchio, Giám đốc Ngành công nghiệp Kawasaki Robotics tại Mỹ, trước kia các công ty mua robot vì lo sợ thiếu nhân lực. Giờ đây, họ không cần phải mua theo kiểu hoảng loạn nữa.

Các nhà máy ở Mỹ đang hạn chế sử dụng robot trong công việc do phí bảo trì lớn, kinh doanh trì trệ. Ảnh: Pixabay

Trên lý thuyết, robot là lựa chọn hợp lý cho những công việc đòi hỏi thể lực và tính tuần hoàn. Chúng có thể làm việc liên tục, không bị thương hay đòi nghỉ việc hoặc tăng lương”, ông Marcovecchio nói.

Theo dữ liệu chính phủ liên bang Mỹ, sản xuất công nghiệp của nước này trong tháng 8 không tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng các sản phẩm như thiết bị gia dụng, xe tải hạng nặng, máy móc và dầu mỏ đều giảm.

Chủ tịch Jack Schron của nhà sản xuất linh kiện Jergens (Mỹ) nhận định, doanh nghiệp chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt nhưng không tính toán lâu dài, bởi chi phí bảo trì, lập trình cho những nhiệm vụ phức tạp của robot rất tốn kém. Hậu quả là những nhà máy mua quá nhiều robot thời hậu đại dịch Covid-19 sớm nhận ra tự động hóa không hoàn mỹ như tưởng tượng.

Bên cạnh đó, nỗi lo ngại về tự động hóa vẫn khiến người lao động cảm thấy công việc bị đe dọa. Nhiều nơi tại Mỹ người lao động đã đình công, buộc doanh nghiệp tăng lương và đảm bảo việc làm.

Ngày nay, tìm kiếm lao động lành nghề vẫn còn khó khăn nhưng nhu cầu thị trường giảm khiến nhà máy không tuyển dụng nhiều nhân công như trước.

Theo dữ liệu khảo sát của Cục thống kê Mỹ do giáo sư Jason Miller của Đại học bang Michigan cung cấp, chỉ 21% nhà máy sản xuất nhận định việc thiếu lao động cản trở sản xuất toàn diện trong quý II/2024, giảm so với mức 45% cùng kỳ năm 2022, dẫn đến việc không cần mua robot bù đắp vào tình trạng thiếu lao động.

Ngành công nghiệp ô tô, một trong những lĩnh vực sử dụng robot nhiều nhất ở Bắc Mỹ, cũng ghi nhận sự giảm sút. Đơn đặt hàng robot trong quý II từ ngành ô tô giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Các robot trong ngành ô tô chiếm 46% tổng số. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã giảm tốc độ sản xuất một số mẫu xe điện mới do doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Số hóa và AI: 'Chìa khoá' mới cho chuyển dịch năng lượng

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Đưa trí tuệ Việt vươn xa với cổng công bố sản phẩm công nghệ

Toyota Việt Nam triệu hồi xe Wigo để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng mạnh

Buôn bán ô tô cũ: Chia sẻ của người trong cuộc

Những mẫu xe điện khí hóa mới cập bến thị trường Việt

Di chuyển xanh- chiến lược phát triển bền vững của Honda Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Bộ Công Thương hướng dẫn lập kế hoạch khoa học công nghệ năm 2026

Cập nhật phần mềm điều khiển động cơ xe Wigo và thay thế ốp nắp ca-pô xe Alphard

Thuế tiêu thụ đặc biệt xe hybrid: Nên giảm ra sao?

Doanh nghiệp muốn bứt phá phải tinh gọn quy trình

Honda Việt Nam 'tiếp lửa đam mê' cho khách mua xe Winner X