Thứ ba 05/11/2024 22:21

Rau răm - rau gia vị, vị thuốc chữa nhiều bệnh

Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ngoài là rau gia vị, rau răm còn rất tốt cho sức khoẻ.

Trong đông y, rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước.

Rau răm còn có tên là thủy liễu. Cây sống hằng năm, toàn thân rễ và lá vò đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ, có từng phần thân mọc thẳng đứng lên cao chừng 35-40cm. Lá đơn mọc so le, hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn.

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, rau răm chủ yếu nhân dân ta vẫn trồng để làm gia vị. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây rau răm:

Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần. Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

Chưa cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.

Rau răm vị thuốc chữa nhiều bệnh

Chữa rắn cắn, dân gian cho rằng, khi bị rắn cắn hái lấy khoảng 20 ngọn rau răm giã nát vắt lấy nước uống. Bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy. Tuy nhiên, đây là bài thuốc được truyền miệng và sử dụng khi ngày xưa y học chưa phát triển, ngày nay nếu không may bị rắn cắn tốt nhất người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Tại Campuchia, rau răm được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn.

Chữa hắc lào: Cả cây giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rửa sạch.

Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Rau răm có mùi thơm tinh dầu đặc trưng dễ chịu, kích thích tiêu hóa, tăng thêm hương vị món ăn.

Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến…

Theo Y học cổ truyền, rau răm vị cay, tính ấm. Tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu độc... Rau răm nên dùng tươi phát huy tác dụng của tinh dầu tốt hơn. Phụ nữ có thai không nên ăn rau răm.

Tuy nhiên, các thầy thuốc cũng khuyên mặc dù lành tính, nhiều công dụng nhưng vì có tính cay tán nên ăn nhiều rau răm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khí huyết.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời

Những sai lầm tai hại khi uống nhiều lá tía tô mỗi ngày

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra chiếm đến 84%

Tân sinh viên và những cú sốc đầu đời: Từ kẹt xe, cháy túi đến stress với cách học mới

Luật Dược (sửa đổi): Lấp đầy khoảng trống pháp lý mua bán thuốc online

Tuyên Quang: Giảm thiểu hệ lụy từ việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe cộng đồng và xã hội