Thứ tư 27/11/2024 02:38

Rau mùi - Công dụng với sức khỏe và làm đẹp

Không chỉ giúp tạo mùi thơm, tô điểm cho các món ăn mà loại rau này còn có nhiều công dụng đáng quý đối với sức khỏe.

Rau mùi rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm đẹp nhưng những lợi ích thần kỳ của nó đối với làn da thường bị bỏ qua.

Rau mùi là một loại cây thân thảo có vẻ phổ biến nhưng rất giàu axit folic, chất chống oxy hóa, vitamin và beta-carotene. Với sự trợ giúp của chất chống oxy hóa, da có thể chống lại căng thẳng và làm chậm quá trình lão hóa.

Rau mùi là một thành phần đặc biệt trong nhiều loại thuốc. Ảnh minh họa

Rau mùi cũng là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, giúp tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các thành phần kháng nấm và kháng khuẩn của rau mùi thậm chí có thể điều trị bệnh chàm.

Rau mùi rất giàu axit folic, chất chống oxy hóa, vitamin C và beta - carotene. Theo Đông y, rau mùi vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn trướng bụng, thúc sởi mọc nhanh, làm đẹp da…

Công dụng của rau mùi

Làm đẹp da

Rau mùi chứa nhiều loại vitamin và muối khoáng là carotene, thiamin, riboflavin, niacin, vitamin C, can xi, phốt pho, sắt.

Hãy giã dập lá rau mùi đắp lên mụn nhọt, mụn trứng cá để giảm sưng, giảm viêm và không để lại sẹo.

Thân cây và quả rau mùi được phơi khô, đun nước tắm rất sạch và thơm.

Trị nám da

Lấy mùi tàu thái vụn, nhỏ rồi lấy nước ấm và ngâm trong vòng 2 tiếng, sau đó lọc bã và lấy nước đó thoa đều lên mặt trong khoảng 15 - 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần lúc rửa mặt sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.

Tiến hành đều đặn quá trình này trong khoảng 3 tuần - 1 tháng thì chắc chắn sẽ thấy được hiệu quả trị nám da đến “thần kỳ” của loại rau đặc biệt này.

Trị mụn

Với trẻ nhỏ, khi nổi mụn đỏ ngứa ở vùng mặt thì lấy rau mùi tàu tươi, liều dùng nhiều ít tùy vùng bệnh. Giã nát, ép lấy nước cốt bôi.

Với người lớn bị mụn bọc và mụn trứng cá thì lấy 1 muỗng nước ép ngò gai trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ.

Hạt rau mùi có thể điều trị tuyến giáp nhờ nguồn vitamin. Ảnh minh họa

Cách làm đẹp da với rau mùi

Rau mùi và nha đam

Rau mùi tươi nghiền có thể được trộn với lô hội và thoa lên da có thể làm chậm quá trình lão hóa và giảm các nếp nhăn trên mặt.

Rau mùi và nước cốt chanh

Trộn rau mùi đã xay nhỏ với một ít nước cốt chanh và bôi lên các vùng bị ảnh hưởng như mụn trứng cá và mụn đầu đen sẽ có tác dụng kỳ diệu. Ngoài ra kết hợp rau mùi với nước cốt chanh có tác dụng tẩy tế bào chết và trẻ hóa làn da.

Mặt nạ rau mùi

Nghiền rau mùi, thêm sữa, mật ong và nước cốt chanh rồi đắp lên mặt sẽ làm cho làn da sáng lên.

Rau mùi, gạo và sữa chua

Nước gạo, rau mùi xay, sữa chua có tác dụng làm thư giãn các cơ và tế bào trên khuôn mặt giúp sảng khoái và làm giảm nếp nhăn hiệu quả.

Để làm giảm nếp nhăn, chỉ cần cho rau mùi, gạo và sữa chua vào xay nhuyễn. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên mặt, nằm thư giãn từ 15 - 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Nước ép rau mùi

Thoa nước ép rau mùi trực tiếp lên da có thể giúp điều trị phát ban, mụn trứng cá cũng như chống nhiễm trùng nấm và phản ứng dị ứng trên da.

Rau mùi rất giàu folate, chất chống oxy hóa, vitamin C và beta-carotene, giúp da mềm mại, dẻo dai và tươi sáng.

Uống nước ép rau mùi vào buổi sáng còn giúp thải bỏ độc tố, giúp điều trị mụn trứng cá, mụn nhọt hiệu quả. Ảnh minh họa

Ngoài ra, không thể không kể đến những lợi ích sức khỏe của rau mùi như: Rau mùi có thể hạ đường huyết, lá của nó có thể nâng cao hiệu quả khả năng miễn dịch tổng thể của con người, tốt cho sức khỏe tim mạch, có thể làm giảm huyết áp và chống lại cholesterol xấu, và phục hồi thần kinh hư hỏng, cải thiện sức khỏe não bộ. Ăn rau mùi cũng được coi là một phương thuốc làm dịu thần kinh tự nhiên.

Rau mùi là một thành phần đặc biệt trong nhiều loại thuốc. Hạt rau mùi ngâm trong nước cũng có thể điều trị tuyến giáp nhờ nguồn vitamin và chất chống oxy hóa phong phú giúp loại bỏ sưng tấy và viêm nhiễm.

Công dụng chữa bệnh của rau mùi cũng rất tuyệt vời như tăng tiết axit và khó tiêu (tiêu chảy hoặc táo bón). Rau mùi có tác dụng nhuận tràng và cũng có thể cải thiện các triệu chứng buồn nôn và ợ chua.

Vì rau mùi có đặc tính tiêu hóa nên nó cũng có thể điều trị ngộ độc thực phẩm trong một số trường hợp và chống nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn. Rau mùi còn giúp cải thiện chức năng thận, giúp cơ thể giảm sưng tấy và đào thải độc tố. Có thể thêm hạt rau mùi hoặc rau mùi vào nước giải độc, cách này cũng hiệu quả tương đương với việc thêm chanh. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng hạt rau mùi có lợi cho việc giảm cân. Có thể ngâm trực tiếp một vài hạt rau mùi vào nước để giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân.

Đồng thời, hàm lượng chất chống oxy hóa trong rau mùi còn có khả năng ngăn chặn sự di chuyển của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh