Rà soát, điều chỉnh môi trường kinh doanh “giữ chân” nhà đầu tư
Thời sự 12/11/2021 10:44 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cần có Bộ Luật công nghiệp hỗ trợ để "thoát kiếp" gia công |
Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành lập Quy hoạch điện VIII
Quan tâm đến vấn đề quy hoạch điện VIII, Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: Nghị quyết số 120 của Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. Bộ phối hợp như thế nào với Bộ Công Thương trong Quy hoạch điện VIII để ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long? Bộ phối hợp như thế nào với Bộ Tài chính trong đề xuất bổ sung 2 tỉ USD tăng thêm cho đồng bằng sông Cửu Long hoàn thiện các chương trình dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025?
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn sáng 12/11 |
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để xây dựng quy hoạch điện VIII, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương từ lúc lập quy hoạch đến lúc thẩm định quy hoạch. Theo đó căn cứ tiềm năng và lợi thế phát triển năng lượng của vùng đã xây dựng phương án cho khu vực phía Nam Bộ chiếm 40% toàn quốc vào năm 2030 và chiếm 62 % vào năm 2045.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phối hợp với Bộ Tài chính để xác định khả năng lập phương thức huy động mức vay và cấp phát từ ngân sách trung ương, xác định phạm vi, đối tượng, mục tiêu chương trình, danh mục dự án, quy trình thủ tục để hướng dẫn lập dự án, thống nhất với nhà tài trợ để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu cụ thể.
Môi trường kinh doanh đã thăng hạng nhưng vẫn cần điều chỉnh
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà - đoàn TP. Hà Nội chất vấn 3 vấn đề: Thứ nhất, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Thứ hai, chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng về hai vấn đề nêu trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới? Thứ ba, thể chế phát triển điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đúng là về môi trường đầu tư kinh doanh có rất nhiều vấn đề. Chúng ta đã có bước tiến quan trọng được cộng đồng trong nước, quốc tế đánh giá cao, các thăng hạng, thăng bậc của chúng ta trên các bảng xếp hạng quốc tế liên tục tăng cao trong những năm qua.
Trước đây, chúng ta có Nghị quyết 02 và bây giờ là Nghị quyết 19 về cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế. Với đầy đủ hệ thống giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện đã mang lại kết quả tích cực.
Tuy nhiên, còn có những vấn đề cần rà soát, điều chỉnh để có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn hơn, hấp dẫn cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, nhất là hệ thống pháp luật. Các thủ tục hành chính, điều kiện đất đai, mặt bằng, hạ tầng, nhân lực, thái độ thân thiện các địa phương với các nhà đầu tư, nếu không tốt thì môi trường đầu tư không tốt và dẫn dễn họ sẽ đi địa phương khác hoặc là đi nước khác. Theo đó, cần tăng cường công tác này hơn trong thời gian tới.
Về huy động và sử dụng nguồn lực đất nước có nhân lực, vật lực và tài lực. Đã có nhiều kết quả tốt huy động nguồn lực này cho phát triển đất nước nhưng vẫn còn có những khiếm khuyết, lãng phí, thất thoát, chưa hiệu quả… Điều này đã xác định trong chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm, để huy động được trong dân, phân bổ, sử dụng hiệu quả phục vụ phát triển đất nước.
Về liên kết vùng, đây là vấn đề quan trọng nhưng chưa làm được bao nhiêu vì chúng ta không có thể chế vùng, ngân sách vùng, cơ chế điều phối để liên kết vùng. Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục nghiên cứu để từ quy hoạch vùng, cơ chế liên kết, điều phối trong phát triển vùng, và có các tham mưu cho Chính phủ đầu tư cho công trình mang tính liên vùng thì khi đó liên kết vùng mới thực sự hiệu quả và có ý nghĩa.
7 giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đặt câu hỏi về cách tiếp cận xây dựng các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khôi phục nền kinh tế.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra 7 vấn đề trọng tâm.
Thứ nhất, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp cận theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, tiến độ tiêm vaccine và khả năng cung ứng về thuốc điều trị khi chuyển sang trạng thái bình thường mới đó là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Từ đó chúng ta sẽ chủ động xây dựng các phương án và kịch bản để ứng phó”- Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.
Thứ hai, khi xây dựng chính sách thì xây dựng theo hướng mở để có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của các đối tượng cần hỗ trợ trong từng thời gian cụ thể.
Thứ ba, vừa hỗ trợ để phục hồi nhanh trong ngắn hạn, vừa kết hợp lồng ghép với các chiến lược và các kế hoạch 5 năm trong dài hạn.
Thứ tư, các chính sách phải bảo đảm các mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế như an toàn tài chính quốc gia, hoạt động ổn định của các tổ chức tín dụng, các chỉ tiêu về nợ công, lạm phát...
Thứ năm, các chính sách này phải hướng tới tác động cả về phía cung và phía cầu, cả về kinh tế lẫn an sinh xã hội, lao động việc làm, có trọng tâm trọng điểm.
Thứ sáu, phải phù hợp với khả năng huy động và trả nợ.
Thứ bảy, phải có một nhóm nhiệm vụ, giải pháp để kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thủ tướng: Hình mẫu Việt Nam cho thấy "không có gì là không thể trong quan hệ quốc tế"

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa

“Lãnh tụ Fidel Castro là người đã dạy cho người Cuba biết yêu thương người Việt Nam”

Tăng cường thúc đẩy trao đổi thương mại Việt Nam - Cuba

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dư địa hợp tác giữa Brazil và Việt Nam còn rất lớn
Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Tổ chức lễ công bố truy thăng cấp bậc hàm cho chiến sỹ công an hy sinh

Xỷ lý bí thư, chủ tịch huyện; cán bộ quân đội, công an, CCVC, nhà báo... vi phạm nồng độ cồn

Thay thành viên Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn DA, đất đai trong kết luận thanh tra

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Hội Hữu nghị Bulgaria - Việt Nam

Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Cuba đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Cộng đồng người Việt tại Brazil luôn đoàn kết và hướng về quê hương, đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Brazil

Kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Fidel Castro đến vùng giải phóng miền Nam Việt Nam

Thủ tướng gặp cộng đồng người Việt Nam tại Brazil

Tập đoàn Hàng không Vũ trụ của Brazil muốn mở rộng cơ hội tại Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Hoàng Thái tử Nhật Bản và Công nương thăm phố cổ Hội An

Chủ tịch Quốc hội bắt đầu chuyến thăm chính thức Bulgaria

Bảo hộ công dân Việt Nam bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy ở Đài Loan (Trung Quốc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hoa Kỳ, lên đường thăm chính thức Brazil

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và tặng quà học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai

Thông qua kế hoạch hành động của Nhóm đặc trách ASEAN về tin giả

Vở opera ''Công nữ Anio'' tái hiện mối lương duyên Việt Nam - Nhật Bản
