Cần có Bộ Luật công nghiệp hỗ trợ để "thoát kiếp" gia công

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều ngày 11/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đồng tình với quan điểm nên nghiên cứu một Bộ Luật công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới. Bởi phát triển công nghiệp hỗ trợ chính là thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước hướng tới nền kinh tế độc lập tự chủ.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại biểu Vũ Tiến Lộc - đoàn Hà Nội nêu 3 vấn đề: Thứ nhất, ngày mai Quốc hội bấm nút đề án tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, vẫn sẽ giữ nguyên mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. Tôi cho rằng không thể đạt được nếu có giải pháp đột phá nào về chính sách. Vậy Bộ chuẩn bị giải pháp gì mang tính đột phá chưa?

Cần có bộ luật công nghiệp hỗ trợ để "thoát kiếp" gia công
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội

Thứ hai, nền kinh tế nước ta chủ yếu là gia công, chúng ta cần có giải pháp đột phá gì thưa Bộ trưởng để cải thiện tình trạng này. Bao giờ có Luật công nghiệp hỗ trợ? Thứ ba, bao giờ Bộ hoàn thiện, trình khuôn khổ pháp lý cho khu vực hộ kinh doanh, đây là khu vực quan trọng liên quan đến sinh kế của hàng triệu người dân.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp tại nhiệm kỳ trước, trên thực tế là không đạt được. Trên cơ sở tốc độ thành lập mới doanh nghiệp, trong điều kiện thuận lợi, môi trường thuận lợi như hiện nay đang khuyến khích, hỗ trợ thì kỳ vọng có thể phấn đấu được mục tiêu trên. Tuy nhiên, chúng ta cần có giải pháp căn cơ và đột phá hơn với câu chuyện này.

Triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn tập trung vào các chính sách đã nêu trong luật để hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập mới và có thể hoạt động được. Phải tạo được niềm tin để các doanh nhân, doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp, tham gia đầu tư.

Ngoài ra, những chương trình đang triển khai như chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, hỗ trợ chuyển đổi cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp như Nghị định 57 hoặc đầu tư trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao… sẽ góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.

Liên quan đến khu vực hộ kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, thời gian tới phải thể chế hóa để quản lý hiệu quả hơn 5 triệu hộ kinh doanh, với 8 triệu lao động, từ đó hỗ trợ, điều kiện cho khu vực này phát triển, đóng góp thiết thực hơn cho nền kinh tế.

Tại nhiệm kỳ trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất là đưa vào bổ sung trong Luật Doanh nghiệp, nhưng Quốc hội đề nghị là nên tách ra thành một luật riêng. Sắp tới, Bộ sẽ báo cáo lại Chính phủ trong thời gian có thể xây dựng một luật riêng để tạo điều kiện phát triển và phát huy tốt tiềm năng, lợi thế từ các hộ kinh doanh. Khi đó các hộ kinh doanh có thể "lớn" lên và chuyển thành doanh nghiệp thì mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp mới có thể sẽ đạt được.

Về Luật công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, vấn đề này thuộc về trách nhiệm Bộ Công Thương, nhưng tôi ủng hộ. Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải có công nghiệp phát triển, muốn công nghiệp phát triển thì công nghiệp hỗ trợ phải phát triển, mà muốn phát triển thì phải có bộ luật riêng. Nội dung này qua các hội thảo và các chuyên gia đã đề cập rất nhiều.

“Nếu không có một bộ luật riêng thì chính sách để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ là rất khó và khi đó chúng ta cũng chỉ gia công lắp ráp thôi, theo đó giá trị gia tăng rất thấp. Chính vì vậy tôi đồng tình quan điểm phải có bộ luật riêng về công nghiệp hỗ trợ” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đồng thời khẳng định, phát triển công nghiệp hỗ trợ chính là thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước hướng tới nền kinh tế độc lập tự chủ.

Giải pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế hiệu quả?

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) chất vấn, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong hoạch định phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt để thực hiện thành công mục tiêu kép, đại biểu rất đồng tình với chương trình phục hồi kinh tế sau dịch. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, đề nghị Bộ trưởng cho biết những chính sách và giải pháp cụ thể để phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới có hiệu quả?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để thực hiện mục tiêu trên Bộ đã xây dựng 5 nhóm giải pháp như sau: Thứ nhất, tập trung mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch và thực hiện Nghị quyết 128 một cách thắt chặt an toàn, có lộ trình phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch và khả năng tiêm vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế. Tăng tính chủ động cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động liên tục.

Thứ hai, tập trung hỗ trợ an sinh xã hội và tạo việc làm, theo đó hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người lao động, đào tạo, đào tạo lại lao động, kết nối việc làm, phát triển thị trường lao động, chính sách dạy nghề, nhà ở xã hội...

Thứ ba, là hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp. Vừa qua, doanh nghiệp bị ảnh hưởng tổn thương rất nhiều và khả năng chống chịu đã bị bào mòn, đặc biệt một số lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ. Về các chính sách chung, Bộ sẽ xem xét để trình Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền để cho phép kéo dài các chính sách về miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí.

Bên cạnh đó, hỗ trợ cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp vay trong một số lĩnh vực ưu tiên, có một số các chính sách riêng đối với ngành và lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số...

Thứ tư, là phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích PPP để thực hiện các hạ tầng này; đầu tư công tập trung cho hạ tầng chiến lược và những công trình trọng điểm quốc gia mang tính động lực lớn lan tỏa, kết nối để phát triển bền vững trong thời gian tới, công trình an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập, ứng phó với biến đổi...

Thứ năm, là tiếp tục cải cách thể chế, thủ tục hành chính, môi trường đầu tư và đi kèm với đó phải có chính sách về quản trị rủi ro gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Khai thác hiệu quả, ký kết thêm các FTA, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Thủ tướng: Khai thác hiệu quả, ký kết thêm các FTA, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đàm phán, ký thêm FTA, chuẩn bị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hội nhập, mở rộng thị trường, nâng sức cạnh tranh quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Donald Trump sau tuyên bố áp thuế

Tổng Bí thư Tô Lâm là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Donald Trump sau tuyên bố áp thuế

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump là cuộc điện đàm đầu tiên của Tổng thống Mỹ với một nguyên thủ nước ngoài sau tuyên bố áp thuế.
Thủ tướng: Đất nước đã trưởng thành, đủ bản lĩnh vượt mọi biến động

Thủ tướng: Đất nước đã trưởng thành, đủ bản lĩnh vượt mọi biến động

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định mỗi khi có khó khăn, đất nước ta lại càng có bản lĩnh, kinh nghiệm để trỗi dậy, ứng phó hiệu quả hơn với tình hình.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam định vị trở thành điểm đến đầu tư công nghệ cao

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam định vị trở thành điểm đến đầu tư công nghệ cao

Việt Nam định hướng thu hút đầu tư vào AI, bán dẫn, coi đây là trụ cột chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản

Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hoá, nhất là nông, thuỷ sản có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Việt Nam - Uzbekistan: Còn nhiều dư địa để phát triển

Hợp tác Việt Nam - Uzbekistan: Còn nhiều dư địa để phát triển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai nước Việt Nam - Uzbekistan cần tiếp tục khai thác tiềm năng và dư địa, nỗ lực đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao dự lễ viếng và lễ truy điệu nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
Thủ tướng họp bàn chiến lược thích ứng tình hình mới về thương mại

Thủ tướng họp bàn chiến lược thích ứng tình hình mới về thương mại

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các Bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại.
Chùm ảnh: Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Chùm ảnh: Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay (7/4), Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Đền Hùng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức ngày 10 tháng 3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 được trang trọng tổ chức
Thủ tướng chỉ đạo khởi công, khánh thành nhiều dự án trọng điểm vào ngày 19/4

Thủ tướng chỉ đạo khởi công, khánh thành nhiều dự án trọng điểm vào ngày 19/4

Chính phủ sẽ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến các công trình, dự án trọng điểm ở 3 miền Bắc - Trung - Nam vào ngày 19/4.
Nhiều nước đánh giá cao cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và cách tiếp cận chính sách thuế của Việt Nam

Nhiều nước đánh giá cao cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và cách tiếp cận chính sách thuế của Việt Nam

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam với chính sách thuế mới của Hoa Kỳ.
Liên bang Nga luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy ở Đông Nam Á

Liên bang Nga luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy ở Đông Nam Á

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko khẳng định luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của Nga và là đối tác tin cậy ở Đông Nam Á.
Việt Nam đề nghị Bỉ sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu sang EU

Việt Nam đề nghị Bỉ sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu sang EU

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nghị viện Bỉ có tiếng nói hỗ trợ để Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy, hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Bộ Tài chính: Nâng kịch bản tăng trưởng 3 quý cuối năm

Bộ Tài chính: Nâng kịch bản tăng trưởng 3 quý cuối năm

Tăng trưởng quý I đạt 6,93%, Bộ Tài chính xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn cho 3 quý cuối năm, giữ nguyên mục tiêu cả năm đạt trên 8%.
Chủ tịch Quốc hội: Đặt người dân làm trung tâm trong mọi chính sách

Chủ tịch Quốc hội: Đặt người dân làm trung tâm trong mọi chính sách

Theo Chủ tịch Quốc hội, không có một quốc gia hay một xã hội nào có thể phát triển bền vững nếu chúng ta không đặt người dân làm trung tâm trong mọi chính sách.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tiền lương sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tiền lương sau khi bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy.
Bộ Công Thương sát cánh cùng doanh nghiệp duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bộ Công Thương sát cánh cùng doanh nghiệp duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và khai phá các thị trường tiềm năng mới.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Điểm sáng xuất khẩu, thu hút FDI

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Điểm sáng xuất khẩu, thu hút FDI

Chiều nay (6/4) Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025. Xuất nhập khẩu là điểm sáng được thông tin tại họp báo.
Thủ tướng nêu 7 nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng nêu 7 nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng

Xuất khẩu là động lực quan trọng, nhưng không phải động lực duy nhất, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.
Tăng trưởng bứt phá: GDP quý I lập đỉnh giai đoạn 2020 - 2025

Tăng trưởng bứt phá: GDP quý I lập đỉnh giai đoạn 2020 - 2025

Tăng trưởng GDP quý I/2025 tăng 6,93% so với cùng kỳ năm 2024. Theo đánh giá của Cục Thống kê, đây là mức tăng trưởng GDP quý I cao nhất giai đoạn 2020 - 2025.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025: Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025: Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Sáng 6/4, Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng: Sẵn sàng đàm phán để đưa mức thuế hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ về 0%

Thủ tướng: Sẵn sàng đàm phán để đưa mức thuế hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ về 0%

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ về 0%.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung phải đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô năm 2025.
Quốc hội triệu tập Kỳ họp thứ 9, xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Quốc hội triệu tập Kỳ họp thứ 9, xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 5/5. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Mobile VerionPhiên bản di động